Nhóm hàng cán mốc kim ngạch xuất nhập khẩu 100 tỷ USD


(CHG) Theo Tổng cục Hải quan, nhóm hàng đạt quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 100 tỷ USD đầu tiên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 104,23 tỷ USD. Đây cũng là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt được quy mô kim ngạch ba con số.
Sau nhiều năm đứng thứ 2 sau điện thoại và linh kiện, năm 2023, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành nhóm hang xuất khẩu lớn nhất sau 9 tháng đầu năm (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương)
 
Cụ thể, hết tháng 9 xuất khẩu của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 41,41 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu đạt 62,82 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, hết tháng 9 nhóm hàng này nhập siêu 21,41 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này có thể kể đến như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Hồng Kông (Trung Quốc)… Trong khi thị trường nhập khẩu lớn có thể kể đến là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…
Hết tháng 9, riêng nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm tới 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất, có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2022, nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng lần lượt các năm là: Năm 2019 và năm 2020 cùng tăng 22,8%; năm 2021 tăng 13,5% và năm 2022 tăng 9,7%. Bình quân cả giai đoạn 2011-2022 tăng 25,6%.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3