Nhộn nhịp xuất khẩu gạo


(CHG) Đa dạng hóa thị trường, giá bình quân liên tục tăng giúp hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam đang hết sức nhộn nhịp.
Đa dạng thị trường
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, hoạt động xuất khẩu gạo sang các thị trường chủ lực Việt Nam tiếp tục đạt kết quả khả quan và duy trì ở mức cao.

Xuất khẩu gạo đang hướng tới những con số kỷ lục trong năm 2023. Ảnh: Internet.
 
Cụ thể, trong tháng 10, cả nước xuất khẩu 635.102 tấn gạo, kim ngạch đạt 406,76 triệu USD, tăng 4,9% về lượng, tăng 7,7% về kim ngạch so với tháng 9/2023.
Trong đó có 6 thị trường có lượng gạo xuất khẩu từ chục nghìn tấn trở lên. Trong đó, Philippines đã lấy lại vị trí dẫn đầu sau khi bị Indonesia tạm thời soán ngôi trong tháng 9/2023.
Tháng 10, xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt 185.724 tấn, kim ngạch đạt 116,4 triệu USD, tăng tới 88,2% về lượng và tăng 85,76% về kim ngạch so với tháng 9.
Trong khi đó, Indonesia đạt 144.605 tấn, kim ngạch đạt hơn 92 triệu USD, giảm 13% về lượng và giảm gần 9,3% về kim ngạch so với tháng trước.
Một sự tăng trưởng ấn tượng khác đến từ thị trường Bờ Biển Ngà với 61.858 tấn, kim ngạch 37,2 triệu USD, tăng 25,5% về lượng và tăng 32,1% về kim ngạch so với tháng trước.
Các thị trường lớn khác là Gana (46.470 tấn, kim ngạch 33,23 triệu USD); Malaysia (40.728 tấn, kim ngạch 23,2 triệu USD) và Trung Quốc (25.119 tấn, kim ngạch 14,85 triệu USD).
Tính hết tháng 10 cả nước xuất khẩu hơn 7,05 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,95 tỷ USD, tăng 15,9% về lượng, tăng 34% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Philippines tiếp tục đầu với gần 2,63 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1,41 tỷ USD, chiếm 37,3% về lượng và chiếm 35,7% về kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Indonesia đứng thứ 2 với gần 1,03 triệu tấn, kim ngạch đạt 554,63 triệu USD, chiếm trên 14% về lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Đứng thứ 3 là thị trường Trung Quốc với 883.967 tấn, kim ngạch 510,63 triệu USD, chiếm gần 13% về lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.
Ngoài ra, còn 4 thị trường có lượng gạo xuất khẩu đạt từ 100 nghìn tấn trở lên (tính hết tháng 10) gồm: Gana, Bờ Biển Ngà, Malaysia, Singapore.
Kỷ lục về giá xuất khẩu
Một điểm sáng đáng ghi nhận khác là trị giá xuất khẩu bình quân của gạo Việt Nam liên tục lập kỷ lục trong 3 tháng gần đây.
Cụ thể, dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, tháng 8/2023 giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 593 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 1/2022 đến thời điểm đó.
Nhưng 2 tháng gần đây giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng và ở mức hơn 600 USD/tấn, trong đó, tháng 9 đạt 624 USD/tấn và tháng 10 lên 640 USD/tấn.
Với những tín hiệu tích cực gần đây, xuất khẩu gạo trong năm 2023 nhiều khả năng đạt và vượt con số 7,5-8 triệu tấn, kim ngạch 4,5 tỷ USD mà Bộ Công Thương và các chuyên gia dự báo trước đó.
Cụ thể, tại Hội nghị Sơ kết tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2023, bàn phương hướng điều hành xuất khẩu những tháng cuối năm 2023 tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 4/8/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, với sản lượng 43 triệu tấn thóc, sau khi để tiêu dùng nội địa, năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu được trên 7,5 – 8 triệu tấn gạo, cao hơn 400.000 – 900.000 tấn so với năm 2022.
Và đầu tháng 11 này, Bộ Công Thương ước tính năm nay Việt Nam xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo, với kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD, con số cao nhất từ trước đến nay và là năm thắng lợi của Việt Nam về xuất khẩu gạo.
Những con số ước tính trên là hoàn toàn khả thi, vì trong 10 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt bình quân hơn 700.000 tấn, kim ngạch đạt 395 triệu USD/tháng, nếu duy trì được con số bình quân này ở 2 tháng cuối của năm, cả năm 2023, lượng gạo xuất khẩu đạt 8,4 triệu tấn, kim ngạch hơn 4,7 tỷ USD.
Ở một kịch bản an toàn hơn là duy trì con số hơn 600.000 tấn, kim ngạch trên dưới 400 triệu USD/tháng như 2 tháng gần đây (tháng 9 và tháng 10), năm 2023, lượng gạo xuất khẩu cũng đạt trên 8,2 triệu tấn và kim ngạch vẫn ở mức hơn 4,7 tỷ USD.
Bởi như đề cập ở trên, trị giá xuất khẩu gạo bình quân của nước ta đang ở mức cao hơn 600 USD/tấn. Thực tế trị giá xuất khẩu gạo bình quân của tháng 10 đã tăng khoảng 120 USD/tấn so với tháng 1/2023 (tương đương tốc độ tăng trưởng 23,3%).
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3