Phạt gần 3 tỷ đồng các doanh nghiệp viễn thông vi phạm trong quản lý sim


(CHG) Ngày 29/9, Bộ TT& TT đã tổ chức họp báo công bố kết luận về việc kiểm tra hoạt động quản lý thông tin thuê bao, xử lý sim có thông tin thuê bao không đúng quy định, sim sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với 7 doanh nghiệp viễn thông gồm Viettel, VNPT, MobiFone,Vietnammobile, Gtel Mobile, Itel và Mobicast.

Đại diện Bộ TT& TT, Thứ trưởng Phạm Đức Long đã chỉ rõ sai phạm của các doanh nghiệp viễn thông di động trong việc quản lý thông tin thuê bao, gồm: Bán sim đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước, chấp nhận đăng ký thông tin thuê bao bên ngoài điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới vẫn còn tình trạng thông tin thuê bao không chính xác, không đầy đủ theo quy định, các nhân đăng ký rất nhiều sim, cá biệt một số cá nhân đăng ký tới hàng ngàn sim. Đây là một trong các nguyên nhân của tình trạng sử dụng sim không chính chủ.

Mặt khác, các doanh nghiệp còn để xảy ra tình trạng nhân viên của mình, nhân viên đại lý, hoặc điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng thông tin cá nhân, hoặc sử dụng thông tin của người khác để đăng ký thông tin thuê bao; để đại lý hoặc điểm cung caaso dịch vụ viễn thông cho nhau mượn tài khoản để đăng ký thông tin thuê bao; thực hiện không đúng quy trình đăng ký lại thông tin thuê bao, cấp lại sim; sử dụng hồ sơ đăng ký thuê bao lần đầu kích hoạt thêm sim cho người sử dụng, không thực hiện đúng quy trình đăng ký thông tin thuê bao.

Sim rác bị các đối tượng xấu lợi dụng để phát tán tin nhắn, thực hiện cuộc gọi rác, quấy rối, lừa đảo. Ảnh minh họa

Những hành vi vi phạm pháp luật trên của doanh nghiệp viễn thông và đại lý và điểm cung cấp dịch vụ viễn thông đã làm ảnh hưởng, kéo dài thời điểm hoàn thành mục tiêu quản lý chính xác thông tin thuê bao, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sim rác vẫn được bán trên thị trường.

Sim rác bị các đối tượng xấu lợi dụng để phát tán tin nhắn, thực hiện cuộc gọi rác, quấy rối, lừa đảo. Sơ hở trong việc cấp lại sim của doanh nghiệp có thể bị đối tượng xấu lợi dụng để chiếm đoạt sim, từ đó chiếm đoạt tiền trong ngân hàng của thuê bao.

Bộ TT & TT cũng cho biết, Bộ đã phối hợp trực tiếp với Sở TT & TT các tỉnh, thành phố gồm: TP. HCM, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An, Ninh Bình lập biên bản và sẽ xử phạt các chi nhánh, công ty khu vực của các doanh nghiệp viễn thông, xử phạt trực tiếp điểm cung cấp dịch vụ viễn thông ủy quyền trên phạm vi toàn quốc với số lượng 39 điểm trên toàn quốc. Đây là những đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm.

Theo đó, Thanh tra Bộ TT& TT quyết định xử phạt các vi phạm của 7 doanh nghiệp viễn thông với tổng số tiền phạt gần 3 tỷ đồng. Cùng với việc xử phạt, Bộ trưởng Bộ TT &TT sẽ có văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh người đứng đầu doanh nghiệp, yêu cầu kiểm điểm khiển trách các cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc để tồn tại tình trạng thuê bao có thông tin không chính xác.

Đây là lần nhắc nhở thứ 2, nếu có nhắc nhở thứ 3 thì sẽ có biện pháp xem xét xử lý trách nhiệm người đầu doanh nghiệp viễn thông.

Bộ cũng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các sở TT& TT tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm; xem xét áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp nếu tái phạm. Đây là hình thức xử phạt hết sức nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh, để đảm bảo quản lý tốt thông tin thuê bao viễn thông, ngăn chặn sim rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi quấy rối, lừa đảo, cuộc gọi đòi nợ không đúng pháp luật, lừa đảo thì doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng có trách nhiệm rất lớn.

Sau cuộc kiểm tra này, Bộ TT &TT đang phối hợp với Bộ Công an tiếp tục xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về quản lý thông tin thuê bao, thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi đòi nợ... không đúng quy định của pháp luật.

Còn lại: 1000 ký tự
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt hơn 100 triệu đồng về hành vi buôn bán hàng giả

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 Công ty buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và không có bản tự công bố sản phẩm, với số tiền xử phạt, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Thanh Hóa: Phát hiện đường dây sản xuất nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan

(CHG) Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát giả nhãn hiệu Thái Lan.

Xem chi tiết
Quảng Bình: Tiêu hủy hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tiến hành giám sát tiêu huỷ hơn 1500 sản phẩm thời trang giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá tang vật vi phạm bị tiêu hủy hơn 56 triệu đồng.

Xem chi tiết
Gia Lai: Xử phạt 06 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai kiểm tra, xử phạt hành chính 06 cơ sở kinh doanh dược vi phạm theo quy định của pháp luật, với số tiền 47 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3