Quy hoạch điện VIII: Tăng điện than, giảm điện năng lượng tái tạo


(CHG) Phương án phụ tải cơ sở năm 2030 trong Dự thảo mới sau rà soát sẽ giảm 8.170 MW nguồn điện năng lượng tái tạo và tăng 3.076 MW nhiệt điện than.
 
 

Tăng điện than, giảm nguồn năng lượng tái tạo

Bộ Công thương đang lấy ý kiến các bên liên quan về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII sau khi đã thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Theo đó, tổng công suất đặt nguồn điện đến năm 2030 sau khi rà soát là 130.371 MW, giảm 7,688 MW so với phương án đưa ra hồi tháng 3 tại Tờ trình số 1682.

quy hoạch điện viii: tăng điện than, giảm điện năng lượng tái tạo

Theo Dự thảo mới, điện gió giảm 4.190 MW, về mức công suất mới là 11.820 MW.

Trong đó, công suất nguồn điện giảm chủ yếu từ các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT). Cụ thể, điện gió giảm 4.190 MW, về mức công suất mới là 11.820 MW; Điện gió ngoài khơi (offshore) giảm 2.000 MW; Điện sinh khối và NLTT khác giảm 1.980 MW về mức 1.170 MW...

Đáng chú ý, nguồn điện than sẽ tăng thêm khoảng 3.076 MW so với Tờ trình số 1682, lên mức 40.649 MW.

Như vậy, tỷ lệ các nguồn điện gió và mặt trời sẽ giảm từ mức 26,5% xuống còn 23,4% tổng công suất các nguồn điện, còn tỷ lệ các nguồn điện than tăng từ 27,2% lên 31% tổng công suất đặt các nguồn điện.

Ở Dự thảo mới cũng nêu rõ quan điểm: Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện; Thực hiện đầu tư phát triển điện lực cân đối giữa các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ cấp của mỗi vùng, miền.

Ngoài ra, phát triển thị trường điện lực cạnh tranh các cấp theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư kinh doanh điện...

Xây dựng thiết chế về tính kỷ luật

Đặc biệt, trong Dự thảo mới này, Bộ Công thương đưa ra giải pháp: Dứt khoát phải xây dựng thiết chế về tính kỷ luật và tuân thủ việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, áp dụng đối với các Chủ đầu tư, các Bộ, ngành, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các địa phương.

Bộ này lý giải, ách tắc ở bất cứ khâu nào nếu không được quan tâm sát sao, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời cũng có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch, dẫn đến thiếu điện cho đất nước, giảm hiệu quả đầu tư dự án, thậm chí thất thoát, lãng phí như đã thấy thời gian qua ở một số dự án lớn.

Cụ thể, Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực họp ít nhất 1 lần/tháng, thường xuyên đôn đốc các dự án trọng điểm, điều phối, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, Chủ đầu tư các công trình điện đảm bảo tiến độ, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ các vấn để vượt thẩm quyền.

Bộ này cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương cứ 6 tháng 1 lần rà soát các công trình nguồn điện đã duyệt trong Quy hoạch điện VII, Quy hoạch điện VII điều chỉnh và Quy hoạch điện VIII và các quy hoạch có liên quan còn hiệu lực bắt đâu từ năm 2022.

Theo đó, nếu các dự án trong các quy hoạch đã duyệt chậm quá 24 tháng trong lần rà soát đầu tiên năm 2022, sẽ điều chỉnh đẩy lùi thời kỳ phát điện của dự án sang chu kỳ 5 năm sau.

Còn đối với các dự án chưa chọn được chủ đầu tư/chưa được giao chủ đầu tư, Bộ này đề xuất: Trong vòng 12 tháng kể từ ngày quy hoạch được duyệt, UBND cấp tỉnh phải thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, tổ chức lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án theo các quy định của Luật đầu tư và Luật đấu thầu.

Nếu quá 12 tháng địa phương chưa thực hiện, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh dự án thay thế dự án bị chậm từ danh sách các dự án trong quy hoạch đã duyệt.

Bộ Công thương cũng đề xuất được giao thẩm quyền 12 tháng 1 lần điều chỉnh kỳ phát điện và điều chỉnh công suất của các dự án nguồn điện để bám sát tình hình triển khai thực tế....

Nguồn: Báo Giao Thông

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3