Quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 35,77% GDP


(CHG) Thông tin về thị trường trái phiếu, Sở GDCK Hà Nội cho biết, năm 2023, mặc dù thị trường trái phiếu gặp nhiều khó khăn nhưng với nhiều giải pháp tháo gỡ mà Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai, về cơ bản thị trường trái phiếu đã dần ổn định trở lại.
Thị trường trái phiếu chính phủ có quy mô đạt 22,76% GDP
Theo Sở GDCK Hà Nội (HNX), thị trường trái phiếu tại thời điểm cuối tháng 9 năm 2023 có quy mô đạt khoảng 35,77% GDP năm 2022, trong đó thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 22,76% GDP và thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 12,6% GDP.

Thị trường trái phiếu chính phủ đạt 22,76% GDP và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 12,6% GDP. Ảnh: Internet
 
Năm 2023, mặc dù thị trường trái phiếu gặp nhiều khó khăn do các yếu tố không thuận lợi của thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, tình hình kinh tế vĩ mô và cả nguyên nhân nội tại của thị trường, nhưng với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn mà Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai, về cơ bản thị trường trái phiếu đã dần ổn định trở lại, tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng của Chính phủ, chính quyền địa phương, các ngân hàng chính sách và đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho các doanh nghiệp và các định chế chuyên nghiệp trên thị trường.
Tính đến 31/10/2023, tổng khối lượng TPCP huy động thành công qua đấu thầu tại HNX đạt 273.306 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ 10 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Kho bạc Nhà nước huy động được 264.356 tỷ đồng, đạt 66,09% kế hoạch năm, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 9.450 tỷ đồng, đạt 38,80% kế hoạch phát hành năm 2023.
Kỳ hạn phát hành bình quân được duy trì ở mức cao đạt 12,32 năm, giảm 0,35 năm so với cuối năm 2022. Nguyên nhân là do Kho bạc Nhà nước tăng phát hành kỳ hạn 5 năm để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các ngân hàng thương mại, đồng thời giúp ổn định thị trường khi có các diễn biến bất lợi của thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Về lãi suất phát hành bình quân giảm xuống mức 3,31%, giảm 0,17% năm so với cuối năm 2022.
Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết tiếp tục xu hướng gia tăng, đạt hơn 1,91 triệu tỷ đồng, tăng 13,72% so với cuối năm 2022, tăng 66,41% so với năm 2019.
Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường 10 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 5.857 tỷ đồng. Theo HNX, giá trị giao dịch bình quân phiên có xu hướng ổn định trong giai đoạn 2019 đến 2021, giảm trong các năm 2022 và 2023.
Về cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, ngân hàng thương mại vẫn là chủ thể giao dịch chính, chiếm tỷ trọng 75,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tiếp theo là khối các công ty chứng khoán (13,85%), các công ty bảo hiểm (3,86%) và quỹ đầu tư (0,55%).
Có 451 mã TPDN đăng ký giao dịch trên hệ thống của HNX
Đối với thị trường TPDN, từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường TPDN có tín hiệu tăng trưởng trở lại. Tính đến hết tháng 10/2023, thị trường sơ cấp TPDN riêng lẻ có 173 đợt phát hành thành công với giá trị phát hành đạt 184.796,5 tỷ đồng, tuy nhiên, so với số liệu cùng kỳ năm 2022, giá trị phát hành thành công giảm 43,87%.
Trong đó, doanh nghiệp bất động sản chiếm 41,4%, tổ chức tín dụng chiếm 45,4%, và trong số trái phiếu được phát hành có 46,9% trái phiếu có tài sản đảm bảo.
Cũng theo HNX, hệ thống giao dịch tập trung TPDN riêng lẻ được đưa vào hoạt động đã góp phần tăng tính thanh khoản và nâng cao tính công khai minh bạch của thị trường theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ.
Tính đến ngày 31/10/2023, thị trường TPDN riêng lẻ đã có tổng cộng 451 mã TPDN của 114 tổ chức phát hành đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch tại HNX. Khối lượng đăng ký giao dịch đạt hơn 648,4 triệu trái phiếu, tương đương gần 336,8 nghìn tỷ đồng.
Sau hơn 3 tháng hoạt động, tổng khối lượng giao dịch TPDN riêng lẻ đạt gần 179,6 triệu trái phiếu, tương đương 49.392 tỷ đồng, thanh khoản bình quân phiên đạt 677 tỷ đồng/phiên.
Đặc biệt, trên thị trường TPDN đã có những tín hiệu mới cho phát hành trái phiếu xanh. Gần đây đã có hai doanh nghiệp Việt Nam là Tập đoàn điện lực Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp xanh theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp hội Thị trường vốn quốc tế (ICMA).
Nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường TPDN, trong tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính đã cấp phép xếp hạng tín nhiệm thêm một doanh nghiệp. Như vậy đến nay đã có 3 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam là FiinRatings, Saigon Ratings, và VIS Rating. Hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp công khai thông tin về tình hình tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Xử lý nghiêm sai phạm, hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển bền vững
Liên quan đến định hướng phát triển thị trường trái phiếu trong năm 2024, tại Hội nghị tổng kết hoạt động thị trường trái phiếu năm 2023 vừa được tổ chức, đối với các vấn đề được thành viên quan tâm như kế hoạch phát hành các mã TPCP quy mô lớn và tín phiếu kho bạc trong năm 2024, đại diện Kho bạc Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục phát hành trong năm 2024.
Về giải pháp thúc đẩy giao dịch mua bán lại TPCP có kỳ hạn, Bộ Tài chính cho biết đã sửa đổi Thông tư 107/2020/TT-BTC cho phép giao dịch mua lại TPCP có kỳ hạn dưới 3 năm thay vì dưới 1 năm như trước đây. Kỳ vọng khi có lãi suất phù hợp hơn, nhà tạo lập thị trường sẽ tham gia nhiều hơn, giao dịch mua bán lại có kỳ hạn sẽ sôi động hơn, góp phần tăng thanh khoản thị trường.
Về kế hoạch phát triển thị trường trái phiếu, lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp thành viên và các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành thị trường, đồng thời cho biết, năm 2024, Uỷ ban Chứng khoán tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật; tăng cường quản lý, giám sát, xử nghiêm các sai phạm… để hỗ trợ thị trường trái phiếu phát triển ngày càng bền vững.
Uỷ ban Chứng khoán giao HNX tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng trong việc giám sát nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin của các đối tượng tham gia thị trường TPDN riêng lẻ theo quy định, đồng thời tổ chức và vận hành thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, phù hợp quy định trong nước và thông lệ quốc tế, thúc đẩy thanh khoản và hoàn thiện tổ chức thị trường.
Đại diện Uỷ ban Chứng khoán cũng đề nghị các thành viên giao dịch và tổ chức phát hành cần tăng cường hơn nữa trong việc tuân thủ quy định pháp luật, tăng chất lượng tư vấn, phát hành để thị trường phát triển chất lượng hơn.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3