Tạm giữ hàng nghìn lít dầu ăn vi phạm nhãn hàng hóa


(CHG) Lực lượng chức năng An Giang đã phát hiện 8.054 lít dầu thực vật, trị giá 234,162 triệu đồng có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo quy định của pháp luật.
Đội Quản lý thị trường số 1 (ngày 12/2) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 5 (Cục Quản lý thị trường An Giang) và Công an phường Long Thạnh đã kiểm tra Công ty TNHH một thành viên Q.B.M (đường Tôn Đức Thắng, khóm Long Thị D, phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang).
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa.
Làm việc với cơ quan chức năng, đại diện công ty xuất trình được toàn bộ các loại giấy tờ, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất dầu thực vật. Tuy nhiên, khi kiểm tra hàng hóa đã thành phẩm (dầu thực vật đã được đóng trong các chai nhựa PE), lực lượng chức năng phát hiện hàng hóa có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể, nhãn không ghi ngày sản xuất nhưng có ghi hạn sử dụng, trên nhãn không có hình ảnh, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản toàn bộ sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm quy định để tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định. Số lượng hàng hóa bị tạm giữ là 8.054 lít dầu thực vật, trị giá 234,162 triệu đồng. Lực lượng chức năng cũng đã lấy mẫu để gửi đi kiểm tra chất lượng.
Dầu ăn gia công đã thành phẩm.
Ngoài vi phạm về nhãn hàng hóa, lực lượng chức năng còn phát hiện Công ty TNHH MTV Q.B.M nhận gia công, sản xuất dầu thực vật cho một doanh nghiệp ở TP. HCM. Sản phẩm được công bố chất lượng theo yêu cầu của bên thuê gia công.
Tại thời điểm kiểm tra, số dầu ăn gia công đã thành phẩm là 3.360 lít (120 can, mỗi can 28 lít), có nhãn hàng hóa đúng quy định. Trị giá số hàng là 92,4 triệu đồng. Đoàn kiểm tra cũng đã lấy mẫu để gửi đi phân tích các chỉ tiêu chất lượng.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3