Tạo sức bật xuất khẩu từ thị trường mới


(CHG) Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống thì các thị trường mới là mục tiêu mà doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới để mở rộng, tạo sức bật cho xuất khẩu trong năm nay. 
Khu gian hàng Việt Nam trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022 (UAE). Ảnh: ST
 Nhiều thị trường tiềm năng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại hội nghị xúc tiến thương mại mới đây nhấn mạnh bên cạnh việc giữ vững các thị trường truyền thống, cần nỗ lực tối đa để phát triển thị trường mới, mặt hàng mới như các thị trường Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh để hàng Việt Nam vươn xa hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thế giới.
Có thể thấy thị trường mới đang là mảnh đất tiềm năng để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội. Như tại thị trường châu Phi, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đạt hơn 141 triệu USD, giảm 7,8% so với năm 2021. Những mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê, hóa chất, hàng thủy sản, kim loại và sản phẩm, hạt tiêu. Đáng chú ý, năm 2022, Việt Nam đã xuất được mặt hàng gạo trở lại, đạt kim ngạch hơn 218.000 USD sau khi năm 2021 không thâm nhập được thị trường này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, riêng xuất khẩu sản phẩm hóa chất và kim loại năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021 một phần do Algeria đã sản xuất được những sản phẩm này, mặt khác, Chính phủ Algeria hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà nước này sản xuất được bằng cách đánh thuế cao hoặc không cấp giấy phép nhập khẩu. Xuất khẩu cà phê giảm do 6 tháng đầu năm giá cước vận chuyển cao khiến khách hàng chuyển hướng mua cà phê của các nước trong khu vực.
Cũng tại châu Phi, thị trường xuất khẩu sang Senegal đạt hơn 36 triệu USD năm, tăng 19% so với năm trước đó. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm hạt tiêu, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, hàng dệt may, hàng thủy sản, gạo, phương tiện vận tải và phụ tùng...
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, năm 2023, Algeria tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng phi dầu khí. Để nắm bắt được nhu cầu nhập khẩu của nước này, Thương vụ cho biết, mặt hàng mà Algeria không hạn chế nhập khẩu là sản phẩm mà nước này không sản xuất được như: gạo, tiêu, cà phê thô, cá basa, cơm dừa, quế, hồi, hạt điều..., hàng nguyên liệu (gỗ, nhựa, giấy...). Bên cạnh đó, các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang Senegal cũng chính là thế mạnh của Việt Nam như gạo tấm (100%), hạt tiêu, bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng dệt may, thủy sản.
Tại thị trường UAE, năm 2023, dự báo lượng khách du lịch đến UAE tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lương thực, thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, giày dép tăng theo. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường UAE. Ông Trương Xuân Trung - Thương vụ Việt Nam tại UAE (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) cho biết, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của UAE khá hạn chế, hầu hết lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp thặng dư thương mại của Việt Nam với UAE đạt 3,3 tỷ USD năm vừa qua.
Một số sản phẩm của Việt Nam đang chiếm thị phần lớn và tiếp tục có khả năng xuất khẩu sang thị trường UAE trong năm nay như: nhóm thuỷ sản, nông sản, rau quả. Chẳng hạn, thanh long, dưa hấu, chanh không hạt, Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường UAE nói riêng, cũng như thị trường các nước Trung Đông và GCC (Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập Vùng vịnh) nói chung; với mặt hàng gạo, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Pakistan về xuất khẩu vào UAE. Không chỉ nông - thủy sản, một số mặt hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam cũng đang có cơ hội xuất khẩu sang UAE.
Mặc dù hàng Việt đã có mặt, thậm chí chiếm thị phần lớn tại UAE, tuy nhiên, ông Trung cho rằng, đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng. Thứ 2 hàng tuần, nhà nhập khẩu UAE sẽ xem xét giá chào của các nước gửi đến, giá nào cao hơn sẽ bị loại, thậm chí doanh nghiệp đang xuất khẩu vào UAE tuần này, sang tuần sau đã có thể mất đơn hàng. Ngoài ra, UAE là quốc gia hồi giáo, hầu hết thực phẩm và đồ uống khi nhập khẩu vào UAE đều phải có chứng nhận Halal. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này.
Logistics tác động trực tiếp đến giá cả cạnh tranh
Tại châu Mỹ, Brazil là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa kỳ. Theo ông Ngô Xuân Tỵ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil, Brazil là thị trường lớn và rất tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Bởi đây là thị trường không quá khắc khoe và thị hiếu người dân rất đa dạng, do đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể được tiếp nhận tại thị trường đông dân này.
Tuy vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Brazil, để chiếm lĩnh thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: khoảng cách địa lý xa; các phương tiện vận chuyển chưa thuận lợi để kết nối người dân hai nước, cũng như logistics chưa đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hai bên. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả từ các đối thủ xuất khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore cũng là vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến.
Do đó, để xúc tiến thương mại hiệu quả với thị trường này, theo ông Ngô Xuân Tỵ, cần tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trực tiếp tại các hội chợ, trung tâm triển lãm.
Thương vụ cũng kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ đẩy mạnh phát triển mảng logistics, nâng cao năng lực logistics Việt Nam, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong xuất khẩu. Bởi hoạt động logistics ảnh hưởng cạnh tranh trực tiếp đến giá cả và thời gian giao nhận hàng với các đối thủ xuất khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần đề xuất Chính phủ có chủ trương mở đường bay kết nối với Sao Paulo, Brazil, vì đây là cữa ngỏ giao dịch lớn nhất của khu vực Nam Mỹ.
Cùng với đó, các doanh nghiệp, hiệp hội, và địa phương nên phối hợp Bộ Công Thương để tham gia các chương trình xúc tiến trực tiếp như hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến và hội nghị doanh nghiệp… tại Brazil và các nước kiêm nhiệm, nhất là Peru, Bolivia. “Thị trường Peru là thị trường mở, rất tiềm năng. Là cơ hội để tăng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Peru, người dân địa phương rất hoan nghênh hàng hóa nhập khẩu nếu chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, các doanh nghiệp nên có nhiều chương trình xúc tiến và giới thiệu sản phẩm tại Peru”, ông Ngô Xuân Tỵ nhấn mạnh.

Nguồn: https://haiquanonline.com.vn/tao-suc-bat-xuat-khau-tu-thi-truong-moi-171838.html

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3