Tháng 5/2023: Xuất khẩu hạt điều tăng gần 12%


(CHG) Tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng gần 12% so với tháng trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 đến nay.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 57,42 nghìn tấn, trị giá 340,39 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 11,4% về trị giá so với tháng 4/2023; so với tháng 5/2022 tăng 15,1% về lượng và tăng 11,7% về trị giá. Với con số này, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 đến nay.
Sơ chế hạt điều xuất khẩu.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 219,87 nghìn tấn, trị giá 1,29 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 5/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.928USD/tấn, giảm 0,3% so với tháng 4/2023 và giảm 2,9% so với tháng 5/2022. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.881USD/tấn, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều sang nhiều thị trường chủ lực và tiềm năng tăng so với cùng kỳ năm 2022, ngoại trừ Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức, Australia… giảm, nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Canada, Nhật Bản tăng.
Hiện các nguồn cung hạt điều chủ yếu cho Trung Quốc gồm: Việt Nam, Benin, Bờ Biển Ngà, Campuchia và Togo. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc giảm nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, nhưng tăng nhập khẩu hạt điều từ các nguồn cung Benin, Bờ Biển Ngà, Campuchia, Togo...
Tuy nhiên, lượng và trị giá nhập khẩu từ các thị trường trên vẫn ở mức thấp. Nếu xu hướng này kéo dài thì đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh của ngành điều Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.
Mặt khác, theo dõi số liệu thống kê có thể thấy, Trung Quốc có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hạt điều thô, sơ chế, giảm nhập khẩu hạt điều chế biến chuyên sâu.
Tại thị trường Canada, hiện Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Canada giảm mạnh, từ 91,48% trong 4 tháng đầu năm 2022 xuống còn 76,71% trong 4 tháng đầu năm 2023.
Ngược lại, Canada tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ các thị trường Brazil, Bờ Biển Ngà, Ghana, Hoa Kỳ…
Như vậy có thể thấy, nguồn cung hạt điều cho Canada có sự chuyển dịch từ Việt Nam sang các thị trường khu vực Nam Phi, Hoa Kỳ, Hà Lan …
Trên thị trường thế giới, mới đây, quốc gia sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới nâng dự báo sản lượng năm 2023. Cụ thể, Hội đồng Bông và Hạt điều Bờ Biển Ngà công bố, dự báo sản lượng điều của quốc gia Tây Phi này được điều chỉnh tăng thêm 22% lên mức kỷ lục 1,25 triệu tấn.
Như vậy, Bờ Biển Ngà, nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới, đã trở thành nhà sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới, với sản lượng khoảng 1 triệu tấn hàng năm.
Trước đó, dự báo sản lượng ban đầu được đưa ra là khoảng 1,05 triệu tấn trong năm 2023, tăng so với mức 1,028 triệu tấn năm 2022.
Đến tháng 6/2023, các nhà chế biến địa phương đã đảm nhận 249.000 tấn hạt điều trong số mục tiêu 300.000 tấn cho niên vụ 2023. Đồng thời, Bờ Biển Ngà cũng đã xuất khẩu 593.000 tấn hạt điều sang Việt Nam và Ấn Độ, so với 455.315 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, Bờ Biển Ngà đang cố gắng tăng lượng hạt điều chế biến tại địa phương, trong vài tháng tới 4 khu công nghiệp chế biến hạt điều đang được xây dựng ở miền bắc và miền trung của đất nước sẽ đi vào hoạt động và thúc đẩy năng lực chế biến trong nước.
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3