(CHG) - Ngành bán lẻ Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ, thúc đẩy nhu cầu mở rộng của các thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, báo cáo của Savills cho rằng, hiện các thương hiệu mới vào thị trường Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng phù hợp. nhất là tại các trung tâm thương mại (TTTM).
Ngành bán lẻ Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
Ngành bán lẻ Việt Nam, một trong những lĩnh vực kinh tế năng động nhất, đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua và đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Theo Tổng cục Thống kê, nửa đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.098,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, Việt Nam là quốc gia đang có quá trình đô thị hóa nhanh chóng với dân số trong độ tuổi lao động cao. Cộng với việc sức mua của thị trường nội địa, thu nhập trung bình và số lượng người giàu tại Việt Nam cũng gia tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ (Ảnh: Bảo Lan)
Theo đó, Báo cáo của công ty nghiên cứu xu hướng tài sản và di cư toàn cầu New World Wealth (Nam Phi) và công ty về lĩnh vực định cư, quốc tịch thông qua đầu tư Henley & Partners (Thụy Sĩ), số lượng triệu phú tại Việt Nam (người có giá trị tài sản ròng từ 1 triệu USD trở lên) đã tăng 98% trong giai đoạn 2013-2023, nhanh nhất thế giới.
Ghi nhận trong lĩnh vực du lịch cũng cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng phục hồi tốt trong giai đoạn hậu đại dịch. Điều này cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành bán lẻ. Theo Cục Du lịch Quốc gia, Việt Nam đón hơn 1,2 triệu lượt khách quốc tế vào tháng 6 vừa qua. Luỹ kế 6 tháng đạt hơn 8,8 triệu lượt, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Cho thuê Thương mại của Savills cho biết, tất cả những yếu tố này đã thúc đẩy nhu cầu hiện diện, mở rộng của các thương hiệu quốc tế tại thị trường Việt Nam.
Khan hiếm mặt bằng thuê
Trong báo cáo mới nhất của Savills – Một tập đoàn chuyên nghiên cứu về thị trường bán lẻ toàn cầu cũng cho thấy, hiện Việt Nam về nguồn cung BĐS bán lẻ vẫn đang duy trì đà tăng trưởng trung bình đạt 3%/năm. Cụ thể, tính đến Q2/2024, nguồn cung tại TP.HCM đạt gần 1,5 triệu m2 diện tích cho thuê, tăng 2% theo quý. Dự kiến đến năm 2026, thị trường sẽ có hơn 188.000 m2 sàn từ 12 dự án. Tại Hà Nội, tổng nguồn cung giảm 1% theo quý nhưng vẫn tăng 4% theo năm.
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, hiện nay nhu cầu thuê tại các TTTM đang ở mức cao. Tuy nhiên, các thương hiệu mới cũng gặp không ít thách thức khi tìm kiếm diện tích thuê tại các TTTM.
Lý giải nguyên nhân, theo bà Minh là do TTTM đang trong quá trình thay đổi các thương hiệu. Cùng với đó, nhiều TTTM được triển khai dưới dạng khối đế của tòa chung cư. Mô hình này không hấp dẫn với các nhà bán lẻ bằng các khu TTTM lớn, đặc biệt là với thương hiệu thuộc ngành thời trang, mỹ phẩm, nhà hàng...
Thiết kế và giá thuê mặt bằng tại các TTTM đã tác động đến nhu cầu thuê của các thương hiệu mới (Ảnh: Bảo Lan)
Đồng thời, giá thuê tăng cũng là một thách thức trong việc tìm thuê mặt bằng đối với các thương hiệu, đặc biệt là những thương hiệu mới. Tại Hà Nội, giá thuê gộp tầng trệt đã tăng 2% theo quý và 13% theo năm. Giá thuê TTTM tại khu vực trung tâm đã tăng từ 3,1 triệu VNĐ/m²/tháng lên 3,4 triệu VNĐ/m²/tháng, trong khi tại các trung tâm bách hóa, giá thuê đạt 2 triệu VNĐ/m²/tháng.
Do đó, để giải quyết tình trạng còn diện tích trống nhưng thương hiệu mới vẫn khó tìm được vị trí phù hợp, bà Minh cho rằng, CĐT cần có chiến lược danh mục khách thuê bài bản, đảm bảo cân bằng giữa các nhóm mua sắm tiêu dùng, vui chơi giải trí, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường để thu hút khách thuê.
Đồng thời, chuyên gia Savills cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp này cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nhân khẩu học với từng khu vực để đảm bảo phương án cho thuê tối ưu. Ở góc độ khác, đơn vị quản lý vận hành cũng cần chú trọng đến dịch vụ quản lý, các chương trình marketing - quảng cáo, hoạt động vui chơi giải trí nhằm kích cầu, các chính sách, chương trình hỗ trợ giá… để đảm bảo lượng khách đến TTTM.
0
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.
(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.
Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết