Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ nguyên nhân lãi suất tăng cao và giảm mạnh


(CHG) Tại phiên họp sáng 1/6 của Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp; tình trạng lãi suất cao diễn ra vào nửa cuối năm 2022; điều hành hạn mức (room) tín dụng và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) nêu rõ, kinh tế suy giảm, doanh nghiệp gặp khó có nguyên nhân từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng một phần đến từ các vấn đề nội tại, đó là do tắc nghẽn dòng vốn, mặt bằng lãi suất tăng nhanh từ tháng 7/2022 với lãi suất trung bình 12%/năm, thậm chí có nơi lên đến 14%/năm.

Đồng quan điểm, theo đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), mặt bằng lãi suất cho vay tăng mạnh trong năm 2022 và vẫn duy trì ở mức cao trong quý 1/2023. Hơn nữa, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng rất khó khăn. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt bình quân đạt chỉ 0,09 lần cho thấy khu vực doanh nghiệp gặp những khó khăn có liên quan đến dòng tiền.
Cũng về vấn đề này, đai biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhận định, Chính phủ đã có lúc phải dùng cả mệnh lệnh hành chính để yêu cầu giảm lãi suất, mặc dù lãi suất vẫn còn nâng cao. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất không quan trọng bằng việc tiếp cận được vốn và đưa nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh. Việc giảm lãi suất và đơn giản điều kiện, thủ tục vay cần thực chất để vốn đến đúng, trúng và trực tiếp đối với doanh nghiệp đang cần. Cùng với tín dụng, cần tiếp tục khơi thông các kênh dẫn vốn khác như trái phiếu, chứng khoán, đồng thời cần tiếp tục rà soát để đơn giản thủ tục hành chính một cách thực chất hơn.
Trước những ý kiến này của đại biểu Quốc hội, giải trình tại Quốc hội vào sáng 1/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, nhu cầu giảm lãi suất là mong muốn của doanh nghiệp khi vay vốn từ trước tới nay và Quốc hội, Chính phủ cũng rất quan tâm chỉ đạo, nên NHNN cũng rất mong muốn và quan tâm điều đó. Tuy nhiên, điều hành lãi suất cần phải được xem xét trong tổng thể điều hành chính sách kinh tế vĩ mô để đảm bảo đại cục về ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời một số vấn đề đại biểu quan tâm.

Thống đốc NHNN lý giải, năm 2022 có 2 lý do rất quan trọng nên phải chấp nhận mặt bằng lãi suất cao hơn, đó là lãi suất quốc tế thì đồng loạt tăng nhanh và mạnh, ở trong nước thì lạm phát tuy thấp so với mục tiêu nhưng vẫn cao hơn so với mức 1,84% năm 2021. Thứ hai là áp lực mất giá của đồng Việt Nam rất lớn trong năm 2022 khi các nước thắt chặt chính sách tiền tệ và USD tăng giá rất mạnh. Vào thời điểm tháng 9, tháng 10 năm 2022, đồng Việt Nam chịu áp lực mất giá lên đến 9 - 10%. Nên nếu không có những giải pháp linh hoạt và đồng bộ thì khó có thể ổn định được mức tỷ giá chỉ mất giá 3,5% trong năm 2002.
“Nếu tỷ giá mất giá trên 10% thì doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, do thâm hụt hằng năm rất lớn và sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, tỷ giá tăng cao sẽ khiến chi phí đầu vào tăng, lạm phát sẽ tăng cao, chưa kể đến doanh nghiệp Việt Nam cũng vay một lượng lớn vốn nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ sẽ tăng lên”, Thống đốc nêu rõ.
Nhưng đến những tháng đầu năm 2023, khi ổn định được tỷ giá và với điều kiện tăng chậm lại của lạm phát thì Thống đốc NHNN cho biết, NHNN đã rất quyết liệt và 3 lần điều chỉnh lãi suất điều hành, đưa mặt bằng lãi suất của các khoản cho vay mới giảm khoảng 0,9% bình quân so với cuối năm 2021.
Nói về tiếp cận tín dụng, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cơ chế, chính sách cho vay thì vẫn giữ nguyên, năm 2022 tín dụng tăng 14,16% nhưng 5 tháng đầu năm của 2023 chỉ tăng khoảng 3% thì không thể nói do chính sách. Dư địa về room tín dụng, thanh khoản đều thoải mái nên không có lý do gì để các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi, trả lãi cho người gửi tiền mà khi doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn lại không cho vay. Nhưng với các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp không có đầu ra, không có đơn hàng nên phải tháo gỡ khó khăn.
Thống đốc cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt để xúc tiến thương mại, tuy nhiên việc này cần phải có thời gian nên doanh nghiệp cũng như các cơ quan cần hướng đến để khai thác thị trường nội địa; đồng thời cần có các giải pháp để cải thiện điều kiện vay vốn, có thể thông qua các chính sách như là bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Ngoài ra, trước nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% chưa hiệu quả, lãnh đạo NHNN nêu rõ, đây là vấn đề đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành dành nhiều thời gian để triển khai nhưng hiệu quả vẫn thấp, đó là do tâm lý e ngại của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khi phải đánh giá về điều kiện doanh nghiệp có khả năng phục hồi. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội cho chuyển nguồn khoảng 24.000 tỷ đồng cho gói hỗ trợ giảm thuế GTGT; NHNN cũng đang trình Chính phủ để kiến nghị Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 43, bỏ cụm từ "có khả năng phục hồi" để tiếp tục triển khai.
Về vấn đề tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, theo Thống đốc NHNN, đây là một việc tồn đọng và rất khó xử lý, trong bối cảnh hiện nay lại càng khó hơn. Nhưng các cơ quan cũng đang thực hiện rất quyết liệt, đến nay, các ngân hàng yếu kém đã trình xin chủ trương các cấp có thẩm quyền, NHNN và các bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đang thực hiện rất quyết liệt các bước để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật./.

Còn lại: 1000 ký tự
Bến Tre: Xử phạt hơn 200 triệu đồng kinh doanh qua nền tảng Thương mại điện tử.

(CHG) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt hơn 200 triệu đồng về kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử qua hình thức lievstream bán hàng trên Tiktok, kinh doanh buôn bán hàng hóa nhập lậu và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Vĩnh long: Kiểm tra xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh long chỉ đạo các đội quản lý địa bàn thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm về hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, hàng hóa có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc, xử lý vi phạm hành chính thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng.

Xem chi tiết
TP.HCM: Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

(CHG) Lực lượng chức năng TP.HCM kiểm tra liên tiếp nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng đang bày bán, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, với trị giá gần 500 triệu.

Xem chi tiết
Nghệ An: Xử phạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra, phát hiện 01 doanh nghiệp kinh doanh vàng, có hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt số tiền 85.000.000 đồng.

Xem chi tiết
Hơn 100 thùng đá cắt kim loại hiệu THEOID TIGER giả mạo bị thu giữ

(CHG) Công an huyện Hóc Môn đã phát hiện và thu giữ 105 thùng đá cắt kim loại hiệu THEOID TIGER nghi vấn là hàng giả. Vụ việc hiện đã được tố tụng lên Tòa án Nhân dân huyện Hóc Môn.

Xem chi tiết
2
2
2
3