Thực hiện cửa khẩu số tại Lạng Sơn: Bộ Tài chính đề nghị không để chồng chéo giữa các lực lượng


(CHG) Nền tảng cửa khẩu số tại Lạng Sơn đã được triển khai thí điểm hơn một năm và mang lại lợi ích đáng kể. Tuy nhiên Bộ Tài chính cho rằng, khi xây dựng quy trình sử dụng nền tảng cửa khẩu số cần rà soát kỹ căn cứ pháp lý, tránh chồng chéo nhiệm vụ của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu.
Tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ
Ngày 7/12 Bộ Tài chính đã có văn bản 13558/BTC-TCHQ gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn có nhiều nỗ lực, chủ động trong việc triển khai chuyển đổi số theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Đặc biệt, nền tảng cửa khẩu số tại Lạng Sơn được triển khai thí điểm từ năm 2022, với sự phối hợp của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) trong việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu liên quan đến các thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh cho trung tâm vận hành nền tảng cửa khẩu số của tỉnh đã góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý điều hành của UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan quản lý chức năng tại cửa khẩu.

Công chức Hải quan Tân Thanh quản lý phương tiện vận tải trên nền tảng cửa khẩu số. Ảnh: H. Nụ
Tuy nhiên, liên quan đến quy trình sử dụng nền tảng cửa khẩu số, hiện nay tỉnh Lạng Sơn đang xây dựng Quyết định thay thế Quyết định 941/QĐ-UBND về quy trình sử dụng Nền tảng cửa khẩu số. Bộ Tài chính cho rằng nhiều nội dung chưa phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các đơn vị tại cửa khẩu, có sự chồng chéo giữa các lực lượng. Mới đây Bộ Tài chính tiếp tục góp ý xoay quanh dự thảo quyết định thay thế Quyết định 941/QĐ-TBND này.
Phân tích cụ thể về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng dự thảo quyết định quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp XNK, người điều khiển phương tiện vận tải), bao gồm cả các cơ quan chức năng trực thuộc tỉnh và các đơn vị thuộc sự quản lý của các bộ, ngành, như: Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch khi thực hiện quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên Nền tảng cửa khẩu số; quy trình đối với phương tiện của Việt Nam, Trung Quốc chở hàng hóa ra, vào khu vực cửa khẩu, kèm Biểu mẫu Tờ khai báo thông tin phương tiện vận tải chở hàng hóa XK, NK.
Như vậy, dự thảo Quyết định có chứa đựng nội dung quy định về thủ tục hành chính, nhưng những thủ tục hành chính này lại không được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hay thuộc trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao cho cấp Ủy ban nhân dân ban hành quyết định hướng dẫn. Theo đó, nội dung dự thảo Quyết định có chứa đựng thủ tục hành chính là chưa phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị tỉnh Lạng Sơn rà soát kỹ căn cứ pháp lý đối với thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của tỉnh trong việc quy định về đối tượng áp dụng.
Hơn nữa, theo Bộ Tài chính, có sự chồng chéo nhiệm vụ của các lực lượng chức năng trong dự thảo quy trình. Căn cứ theo Luật Hải quan 2014, Luật Biên phòng 2020 và các văn bản dưới luật đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Hải quan và Bộ đội biên phòng trong hoạt động kiểm tra, giám sát và làm thủ tục với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành khách xuất nhập cảnh.
Theo đó, cơ quan Hải quan có nhiệm vụ chủ trì thực hiện thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh, phương tiện qua lại biên giới để giao nhận hàng hóa và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát; Bộ đội Biên phòng thực hiện kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và chỉ kiểm tra giám sát hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới tại các cửa khẩu phụ lối mở biên giới nơi không có cơ quan Hải quan.
“Tại dự thảo quyết định quy định Bộ đội Biên phòng kiểm tra, xác nhận đối với phương tiện vận tải qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là không phù hợp với Luật Biên phòng Việt Nam và Luật Hải quan. Bên cạnh đó, quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan được Quốc hội và Chính phủ giao Bộ Tài chính xây dựng tại Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Hải quan và được áp dụng thống nhất trên toàn bộ các khu vực thuộc địa bàn quản lý hải quan trên toàn quốc, việc tỉnh Lạng Sơn ban hành quy định riêng làm thay đổi quy trình dễ dẫn đến không thống nhất giữa các cửa khẩu, giữa các địa phương khi thực thi pháp luật hải quan, gây chồng chéo, làm phát sinh thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa qua cửa khẩu”, Bộ Tài chính phân tích.
Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo đơn vị tham mưu, soạn thảo Quyết định đánh giá quá trình thực hiện Quyết định 941/QĐ-UBND, rà soát lại các cơ sở pháp lý, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính để xây dựng dự thảo Quyết định thay thế cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Cần thống nhất trên một hệ thống Cổng Thông tin một cửa quốc gia
Bộ Tài chính cũng cho biết, hiện nay, một số tỉnh biên giới đã và đang xây dựng kế hoạch triển khai xây dựng mô hình nền tảng cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh. Tuy nhiên, qua thực tiễn khi thực hiện đang có sự chồng chéo giữa các hệ thống, quy trình, thủ tục đã được Luật Hải quan, Luật Biên phòng và các quy định của các lực lượng quản lý nhà nước khác tại khu vực cửa khẩu.
Việc mỗi địa phương xây dựng một nền tảng cửa khẩu số sẽ dẫn đến sự không thống nhất về các quy trình, thủ tục, kiểm tra giám sát hải quan, cũng như các quy trình nghiệp vụ khác, đặc biệt là đặc thù của những cửa khẩu có khác nhau. Điều này ảnh hướng đến công tác quản lý nhà nước về hải quan không thống nhất giữa các cửa khẩu, giữa các địa phương khi thực thi pháp luật hải quan và các pháp luật quản lý chuyên ngành khác, đồng thời gây lãng phí đầu tư xây dựng, nguồn nhân lực…
Bên cạnh đó, tại Quyết định số 2294/QĐ- BTTT, ngày 21/11/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung Nền tảng Cửa khẩu số và giao Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản hỗ trợ phát triển Nền tảng Cửa khẩu số để phù hợp với thực tế quản lý thương mại biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan rà soát tổng thể các quy trình nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch và các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cửa khẩu đường bộ; đề xuất xây dựng bài toán nghiệp vụ tổng thể theo hướng: các thủ tục hành chính liên quan đến hàng hóa XNK, người và phương tiện vận tải XNC đều thực hiện trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia (NSW).
Khi thực hiện thủ tục hành chính, tổ chức, cá nhân chỉ khai báo một lần và hệ thống NSW sẽ tự động chuyển thông tin đến các đơn vị liên quan để xử lý theo chức năng, nhiệm vụ. NSW sẽ tự động tiếp nhận, chia sẻ dữ liệu, thông tin liên quan đến hàng hóa, người, phương tiện với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để phục vụ yêu cầu nghiệp vụ, quản lý; có kết nối dữ liệu với hệ thống quản lý tại cửa khẩu thông minh.
Bên cạnh đó, các trang thiết bị kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu chỉ đầu tư lắp đặt tại một khu vực được Hải quan, Biên phòng và ban quản lý kinh tế cửa khẩu thống nhất; kết nối với NSW và dùng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu theo chức năng, nhiệm vụ.
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3