Tiềm năng tiêu thụ và sản xuất xe điện tại Việt Nam


(CHG) Xe điện đang là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp ô tô thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những quốc gia thành viên ASEAN đầu tiên đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất xe điện ngày càng tăng.
Sẽ bán 1 triệu ô tô vào năm 2028
Đó là thông tin được bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam chia sẻ tại buổi giới thiệu Triển lãm ngành công nghiệp dịch vụ ô tô 2023- Automechanika 2023.
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast nơi sản xuất những chiếc ô tô mang thương hiệu Việt đầu tiên.

Đánh giá về xu hướng ngành ô tô, cơ hội cho doanh nghiệp chế tạo Việt Nam, bà Bùi Thị Hồng Hạnh cho rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam luôn lớn hơn kim ngạch nhập khẩu, cho thấy cán cân thương mại luôn xuất siêu. Trong trị giá hàng xuất khẩu hơn 70% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong số đó 70% được cung cấp từ các nhà sản xuất. Qua đó thể hiện doanh nghiệp Việt Nam phát triển tốt hơn về công nghiệp hỗ trợ, tạo ra được giá trị lõi, có chuyên môn và chất lượng hơn.
“Từ số liệu dự báo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), quyền sở hữu sẽ đạt một triệu ô tô vào năm 2028, đạt 3,5 triệu ô tô vào năm 2040, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trong những quốc gia thành viên ASEAN đầu tiên đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất xe điện ngày càng tăng” - Bà Hạnh thông tin.
Bên cạnh đó, theo bà Hạnh, số lượng ô tô bán ra thị trường mỗi năm một tăng, chỉ tính riêng năm 2022, số lượng ô tô bán ra thị trường trên 510.000 chiếc; dự kiến đến năm 2025, số lượng xe ô tô bán ra sẽ đạt 890.000 xe
Tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất, lắp ô tô trong nước cũng tăng mạnh. Nhà nước đã ban hành ưu đãi thuế cho xe điện trong vòng 3 năm, đưa thuế Tiêu thụ đặc biệt cho các dòng xe điện sản xuất trong nước về 3%, giảm phí trước bạ về 0% đối với các dòng xe điện.
Theo Ban Tổ chức, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đạt mức tăng trưởng 25% hàng năm (từ năm 2020 - 2025). Sự gia tăng này là do nền kinh tế trong nước thúc đẩy nhu cầu và các ưu đãi thuế hỗ trợ cho sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu đối với phương tiện nước ngoài và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Triển lãm Automechanika năm nay góp phần xây dựng câu chuyện “nội địa hóa” cũng như mục tiêu của chính phủ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Với mục tiêu là thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 40% (giảm giá thành xe để tiếp cận người tiêu dung gần hơn ), xúc tiến hoạt động thương mại xuất nhập khẩu từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ những nỗ lực này, mục tiêu lớn là trở thành cơ sở sản xuất ô tô hàng đầu trong khu vực với hơn 1.000 nhà cung cấp phụ tùng, sản xuất tăng lên một triệu chiếc và tăng doanh số lên 900.000 xe mỗi năm.
Cơ hội cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Nhận định về tiềm năng phát triển xe điện tại Việt Nam, ông Calvin Lau, Giám đốc Tập đoàn Messe Frankfurt cho rằng, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á, việc phát triển xe điện, sản xuất ô tô điện đã mở ra rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
Theo ông Calvin Lau, hơn 450 nhà triển lãm đến từ 21 quốc gia và khu vực như Úc, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam… tham gia triển lãm lần tại Việt Nam sẽ tận dụng khai thác ngành công nghiệp ô tô đang phát triển của Việt Nam trong 3 ngày triển lãm. Bởi kỳ vọng sẽ đón nhiều du khách trong nước và quốc tế hơn trước, chẳng hạn như các đoàn khách mua hàng đến từ Trung Quốc, Malaysia, Myanmar và Hàn Quốc – tất cả đều là các quốc gia đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Bà Bùi Thị Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam chia sẻ tạo cuộc họp. Ảnh: T.H

Theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), từ những thành công bước đầu của các công ty liên doanh như Toyota, Hyundai Thành Công, Thaco (Trường Hải), hay các công ty 100% vốn Việt Nam như Vinfast, chúng ta thấy rằng, các nhà sản xuất Việt Nam không chỉ có khả năng cung cấp những chi tiết, phụ tùng đơn giảm mà còn cả những máy móc, thiết bị phức tạp cho ngành công nghiệp ô tô.
Chia sẻ về công nghiệp ô tô tại Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Đàm, Chủ tịch Tập đoàn Vsetgroup, doanh nghiệp tham gia khá sâu vào công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo tính toán của ông Nguyễn Thanh Đàm, hiện tổng lượng ô tô lăn bánh trên 5 triệu chiếc; trong đó tổng lượng xe bán ra năm 2022 trên 452.000 chiếc (chưa có số liệu của 2 thương hiệu); tỷ lệ sở hữu ô tô là 23,4 xe/1.000 dân… “Đây là tỷ lệ vàng phát triển xe ô tô tại Việt Nam so với một số nước trong khu vực”- ông Đàm nhận định./. 
Triển lãm ngành công nghiệp dịch vụ ô tô 2023 - Automechanika 2023 do thu hút hơn 450 đơn vị tham đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Là một trong những sự kiện ô tô mang tính quốc tế và phong phú nhất tại Việt Nam, Automechanika 2023 trưng bày các dòng sản phẩm mới nhất liên quan về ô tô, ra mắt các phụ tùng, phụ kiện, hệ thống lái, nhiên liệu, thiết bị điện tử, lốp và bánh xe, chẩn đoán và sửa chữa và dịch vụ hậu cần liên quan về xe hành khách, xe thương mại, xe máy. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 23 - 25/6/2023 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Bên ngoài khu vực Triển lãm sẽ có 3 hoạt động song song gồm: Ngày hội bảo dưỡng xe; cuộc thi độ xe và âm thanh ô tô dành cho người đam mê ô tô; biểu diễn xe...
Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3