Tiền Giang: 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu bị phản ánh ngưng hoạt động


(CHG) Từ ngày 11/9 đến ngày 13/9/2022, có 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Tiền Giang đã bị phản ánh đóng cửa, ngưng bán hàng. Cục Quản lý thị trường (QLTT) Tiền Giang đã chỉ đạo các đội QLTT đã tiến hành giám sát, làm việc trực tiếp với đại diện 5 cửa hàng này để làm rõ nội dung phản ánh.

Hoạt động đo bồn xăng dầu tại cửa hàng ở thành phố Mỹ Tho

Lúc 10 giờ 00 ngày 11/9/2022, Đội QLTT số 5 đã nhận được phản ánh của người dân về 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè đang đóng cửa không bán hàng. Lúc 12 giờ 00 ngày 11/9/2022, Đội QLTT số 5 đến giám sát cửa hàng này.

Tại thời điểm giám sát, cửa hàng đang mở cửa bán hàng đúng quy định. Chủ cửa hàng cho biết lúc 7 giờ 00 ngày 11/9/2022, chủ cửa hàng bị bệnh đột xuất, được gia đình đưa đi cấp cứu nên kéo rào, ngừng bán hàng (có đơn thuốc của trạm y tế xã). Đến 11h30 cùng ngày, cửa hàng đã mở cửa hoạt động bình thường.

Ngày 13/9/2022, Đội QLTT số 1 cũng giám sát 1 cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho. Cửa hàng này đóng cửa, ngưng hoạt động do bồn chứa xăng dầu bị hư hỏng đang sửa chữa, hiện trong bồn chứa đã hết xăng dầu và có văn bản đồng ý của Sở Công Thương cho cửa hàng tạm ngưng hoạt động từ ngày 12/9 đến hết ngày 12/12/2022.

Cửa hàng xăng dầu ở thị xã Gò Công tạm ngưng hoạt động

Cũng trong ngày 13/9/2022, Đội QLTT số 2 tiến hành giám sát 3 cửa hàng bán lẻ xăng dầu sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân qua đường dây nóng. Theo đó, một cửa hàng ở huyện Gò Công Đông bị phản ánh lúc 8h30 ngừng bán xăng, qua giám sát lúc 9h00 cửa hàng vẫn mở cửa bán dầu nhưng hết xăng (kết quả đo bồn đã hết xăng, dầu DO 0,05S-II còn 1.300 lít), đang chờ nhập hang. Đến chiều cùng ngày, cửa hàng đã nhập xăng, bán lại bình thường.

Hai cửa hàng tại thị xã Gò Công bị phản ánh đóng cửa, ngưng hoạt động, qua giám sát thực tế đều hết xăng dầu. Đại diện các cửa hàng trình bày hiện đã hết xăng dầu, do kinh doanh không hiệu quả nên đã làm đơn gửi Sở Công Thương xin tạm ngưng hoạt động từ ngày 12/9/2022 đến hết ngày 31/12/2022. Đội QLTT số 2 vẫn đang mời chủ các cửa hàng đến làm việc về lý do ngưng hoạt động, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3