Tiền Giang: Phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có 7 sản phẩm đợt 1 năm 2024.


(CHG) Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, thực hiện thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.

Sáng ngày 29/6, Ông Phạm Văn Trọng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (gọi tắt Hội đồng) đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, Phạm Văn Trong tham dự, phát biểu tại Hội nghị

Tại hội nghị, có 07 sản phẩm của 04 chủ thể sản xuất của huyện Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho được đánh giá. Riêng huyện Cai Lậy có 03 sản phẩm được đánh giá, phân hạng mới năm 2024 gồm: Sầu riêng tách múi đông lạnh Huỳnh Nương và sầu riêng trái tươi Huỳnh Nương của Công ty TNHH Huỳnh Nương, có địa chỉ ấp Thủy Tây, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, sản phẩm sầu riêng sấy của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Hiệp Đức, tại ấp Hiệp Quới, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy. Thành phố Mỹ Tho tham gia 04 sản phẩm đánh giá, phân hạng lại năm 2024 gồm: Gạo đặc sản VD20 Gò Công của Công ty TNHH Thương mại HK có địa chỉ số 15A, đường Trương Thành Công, Phường 9, TP. Mỹ Tho, sản phẩm yến chưng đường phèn 100%, yến chưng đường ăn kiêng 18%, yến chưng dành cho trẻ em 18% của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trí Sơn, tại số 1279, Quốc lộ 50, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho.

Thành viên Hội đồng thẩm định, đánh giá sản phẩm OCOP

Thông qua thẩm định hồ sơ đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, Hội đồng đã thống nhất công nhận 03 sản phẩm mới đạt OCOP 04 sao và tái công nhận 04 sản phẩm đạt OCOP 04 sao.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Trọng, đánh giá cao kết quả thẩm định sản phẩm của các chủ thể được công nhận mới và tái công nhận đợt này. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, Hội đồng tiếp tục nghiên cứu thêm các quy định để giúp các chủ thể phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP và nâng hạng sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời, phải thẩm định và công nhận kịp thời khi tiếp nhận được hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP của các chủ thể.

Lực lượng đoàn viên, Thanh niên tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn TP. Mỹ Tho

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các chủ thể quan tâm bảo vệ chất lượng và thương hiệu của sản phẩm, tiến tới đăng ký sở hữu trí tuệ, mạnh dạn có ý kiến để các cơ quan chuyên môn kịp thời hỗ trợ. UBND cấp xã cần động viên, tạo điều kiện cho các đơn vị có điều kiện xây dựng các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng phát triển hơn.

Còn lại: 1000 ký tự
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
TP CẦN THƠ: Người kinh doanh nước mắm gặp khó…

(CHG) Tây Nam Bộ được biết đến là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu tại miền Nam, nếu tính đến số lượng thì có lẽ phải đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, vừa đem đi tiêu thụ khắp trong nước mà còn xuất khẩu cả ở ngoài nước.

Xem chi tiết
2
2
2
3