Tổ chức kiểm điểm nghiêm túc theo kết luận thanh tra về đảm bảo cung ứng điện


Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023 diễn ra chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc cung ứng điện, cách tính giá điện và thanh tra về đảm bảo cung ứng điện.

Toàn cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023 diễn ra chiều 4/11
Toàn cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2023 diễn ra chiều 4/11

7 nhóm giải pháp đảm bảo cung ứng điện

Để chủ động chuẩn bị các giải pháp đảm bảo cung ứng điện các tháng còn lại của năm 2023 và năm 2024, Bộ Công Thương đã có Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp đảm bảo cung ứng điện và đặc biệt là không để thiếu điện. Trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

i) Đảm bảo đầy đủ nguồn cung ứng nhiên liệu đầu vào (than, khí, dầu) cho sản xuất điện;

ii) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình nguồn - lưới điện trọng điểm, đặc biệt là đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối;

iii) Đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy các tổ máy phát điện;

iv) Điều độ, vận hành hệ thống điện, huy động nguồn điện tối ưu kỹ thuật - kinh tế, đảm bảo chi phí hợp lý;

v) Đẩy mạnh tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả - ngoài việc đảm bảo cung ứng điện, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh nhóm giải pháp khá quan trọng là sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Vấn đề này đã có hành lang pháp lý, rất cần thiết được đẩy mạnh triển khai trong bối cảnh hiện nay.

vi) Thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống điện mái nhà tự sản tự tiêu;

vii) Khẩn trương rà soát, trình ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc cung ứng điện, cách tính giá điện và thanh tra về đảm bảo cung ứng điện
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân

Bên cạnh đó, để đảm bảo cung ứng điện, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nâng cao công tác dự báo, xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống khẩn cấp, cực đoan có thể xảy ra trong vận hành hệ thống điện, đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh giá điện 

Việc điều hành giá điện hiện nay được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định cụ thể phương pháp lập giá bán lẻ điện bình quân bao gồm chi phí của các khâu trong quá trình sản xuất, cung ứng điện (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện), đảm bảo phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chi phí đúng, đủ.

Các cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được quy định cụ thể tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, theo đó nếu thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với hiện hành thì được xem xét điều chỉnh tăng (nếu giảm thì điều chỉnh giảm tương ứng). Vì điện là loại hàng hóa có mặt trong hầu hết hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống, việc điều chỉnh giá điện sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội nên Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg cũng quy định cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trong trường hợp ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy mà trong một số năm, giá điện đã được giữ ổn định để đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đời sống người dân.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Bộ Công Thương đang nghiên cứu sửa đổi Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg và đã trình lên Thủ tướng để xây dựng cơ chế điều chỉnh giá điện theo lộ trình từng bước phù hợp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân

Tổ chức thực hiện kiểm điểm nghiêm túc và lãm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan 

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua Bộ Công Thương đã tổ chức thanh tra và trên cơ sở thanh tra đã công bố kết luận thanh tra vào tháng 7/2023, trong đó có một nội dung rất quan trọng là công tác kiểm điểm. Về vấn đề này, Bộ Công Thương đang kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Qua quá trình theo dõi, giám sát, Bộ Công Thương nhận thấy, về cơ bản, các Tập đoàn, Tổng công ty, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đều đã tổ chức thực hiện kiểm điểm nghiêm túc và làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan được chỉ ra tại Kết luận thanh tra. Các hình thức đề xuất kỷ luật đã được báo cáo lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Theo chúng tôi được biết, Ủy ban đang chuẩn bị để báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Về phía Bộ Công Thương đã tổ chức kiểm tra, tiến hành kiểm điểm các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương theo như nội dung kết luận thanh tra là kiến nghị Bộ Công Thương kiểm điểm một số đơn vị, bao gồm khoảng 4-5 đơn vị.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để triển khai các giải pháp, đặc biệt chỉ đạo EVN khắc phục các hệ quả, tìm giải pháp tránh lặp lại những sai sót đã được chỉ ra trong kết luận thanh tra vừa rồi.

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn: EVN đã thực hiện kiểm điểm đúng nội dung, nghiêm túc, đề xuất hình thức kỷ luật phù hợp

Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ Sỹ Hùng, Kết luận thanh tra số 4463/KL-BCT của Bộ Công Thương, đã nêu một số tồn tại, vi phạm tại 5 nhóm nội dung: i) Chậm đầu tư, hoàn thành một số nguồn và lưới điện; ii) Chưa đảm bảo dự trữ nhiên liệu sơ cấp để đảm bảo điện; iii) Điều độ, vận hành hệ thống điện mất cân đối trong huy động các loại hình nguồn điện; iv) Vi phạm trong chỉ đạo, điều hành, lập lịch, vận hành hệ thống điện quốc gia mùa khô năm 2023; v) Để gián đoạn cung ứng điện trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc từ nửa cuối tháng 5 đến trung tuần tháng 6/2023.

Đây là những nội dung rất quan trọng để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Dựa trên nội dung thanh tra, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện kiểm điểm căn cứ theo Nghị định số 1059 năm 2020 về cách thức thực hiện kiểm điểm, mức độ kiểm điểm để rà soát, sau khi kiểm điểm sẽ lập hội đồng kỷ luật và đưa ra hình thức kỷ luật.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và các giải pháp cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đã báo cáo đến các bên liên quan để xin ý kiến của cơ quan thanh tra Bộ Công Thương, đảm bảo việc kiểm điểm đúng vi phạm và tồn tại đã nêu ra. Trong quá trình đó, đã xin ý kiến của Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương - cơ quan quản lý về Đảng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Sau khi hoàn tất các thủ tục, đến thời điểm hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất và ra quyết định kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0); kiểm điểm và kỷ luật khiển trách đối với 1 Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực điều độ hệ thống điện của EVN; đề xuất Ủy ban báo cáo cấp thẩm quyền (do vượt thẩm quyền) hình thức kỷ luật với 1 đồng chí Nguyên Tổng Giám đốc, 1 đồng chí Thành viên HĐTV kiểm Tổng Giám đốc EVN. Quá trình này đã được triển khai đúng quy trình, đúng quy định, đảm bảo nội dung tại kết luận thanh tra.

Ủy ban Quản lý vốn cho rằng Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thực hiện việc kiểm điểm đúng nội dung, nghiêm túc, việc đề xuất các hình thức kỷ luật là phù hợp.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3