TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp vi phạm kinh doanh xăng dầu bị xử lý


(CHG) Cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh vừa xử phạt 5 trường hợp vi hợp vi phạm về kinh doanh xăng dầu với tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Đoàn kiểm tra liên ngành xăng dầu TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra 12 doanh nghiệp, phát hiện 5 trường hợp vi phạm. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính trên 1,3 tỷ đồng (bao gồm cả số tiền buộc nộp lại do thu lợi bất hợp pháp).
Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh kiểm tra một cửa hàng xăng dầu.
Ngoài ra, đoàn liên ngành cũng xử phạt các hành vi vi phạm khác như: Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; sử dụng nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định; mua xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối…
Trong 10 tháng năm 2022, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo các đội QLTT rà soát, nắm chắc danh sách, địa điểm các cửa hàng, thương nhân, điểm lưu kho, bồn chứa, địa điểm tồn trữ xăng trên địa bàn, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là hành vi pha trộn xăng dầu giả, xăng dầu kém chất lượng.
Kết quả, các đội QLTT đã kiểm tra 89 vụ, có 9 vụ vi phạm, đã xử phạt với số tiền trên 163 triệu đồng về hành vi đại lý bán lẻ xăng dầu sử dụng người quản lý trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo quy định; không ghi tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu; ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thanh Hải cho biết sẽ phạt hành chính và áp dụng xử phạt bổ sung là tước quyền giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với 5 doanh nghiệp trong 1 tháng gồm: Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. HCM (Saigon Petro), Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu, Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3