Thị trường lao động sôi động trở lại
Sự phục hồi mạnh mẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian vừa qua đã tác động tích cực đến thị trường lao động tại TP Hồ Chí Minh. Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, thị trường lao động thành phố trong hai tháng đầu năm 2022 có dấu hiệu khởi sắc, nhiều việc làm được tạo ra, đáp ứng nhu cầu phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong hai tháng đầu năm, thành phố đã giải quyết việc làm cho 54.950/300.000 lượt người, đạt 18,31% kế hoạch năm. Tính riêng tháng 2-2022, các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố đã giải quyết việc làm cho 27.824 lượt người, trong đó có 12.531 chỗ làm mới, chiếm 8,95% kế hoạch năm; tập trung vào các ngành nhà hàng, dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, bán buôn, bán lẻ, thực phẩm, các hoạt động kinh doanh khác và tư vấn quản lý...
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh). Ảnh: VIỆT HOÀNG |
Ngay trong những ngày đầu tháng 3, hàng loạt phiên chợ việc làm đã được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình "Tiếp sức người lao động và sàn giao dịch việc làm" năm 2022 với sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp và hơn 20 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng trực tuyến.
Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng với đa dạng ngành nghề như: Cơ khí, dệt may, da giày, xây dựng... giúp người lao động tìm được công việc phù hợp, đồng thời doanh nghiệp cũng nhanh chóng tuyển dụng nhân sự, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Trong tháng 3, trung tâm tổ chức 4 tuần cao điểm tuyển dụng trực tuyến để kết nối 3.000 lao động với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động tại TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, tại 4 bến xe cửa ngõ, trung tâm đều có các văn phòng tuyển dụng để người lao động khi lên thành phố được tư vấn việc làm miễn phí.
Tín hiệu hồi phục của thị trường lao động thể hiện rõ hơn khi nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đang có nhu cầu tuyển dụng thêm nhân sự. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng điều chỉnh chế độ lương, thưởng hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây. So với cùng kỳ, mức lương bình quân tăng nhẹ, trong đó lao động phổ thông tăng 6-8% và dự báo có xu hướng đi lên trong thời gian tới.
Điển hình như, Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam, ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), cần tuyển hơn 500 công nhân, với mức lương 8,5-11 triệu đồng/người/tháng, cùng với nhiều phúc lợi như: Hỗ trợ khu lưu trú, xe đưa đón đi làm, thưởng tháng lương thứ 13, tham quan nghỉ mát trong năm... Theo lãnh đạo Công đoàn công ty, do sau Tết, đơn hàng dồi dào, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp khá lớn nên công ty đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ để thu hút lao động mới nhằm kịp hoàn thành các đơn hàng.
Nhu cầu lao động tăng
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, thị trường lao động thành phố năm nay tiếp tục phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với tổng nhu cầu khoảng 255.000-310.000 chỗ làm.
Tại các khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đã đăng ký cả năm 2022 là 51.000 lao động, trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cần khoảng 41.000 người, doanh nghiệp trong nước cần khoảng 10.000 người. Nhu cầu lao động phổ thông khoảng 35.000 người, lao động có tay nghề-trung cấp nghề khoảng 12.300 người và lao động có trình độ từ đại học trở lên khoảng 3.400 người.
Nhu cầu tuyển dụng lao động lớn cho thấy sự phục hồi nhanh và cơ hội phát triển của doanh nghiệp thành phố sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng cũng khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực. Để có nguồn nhân lực ổn định và chất lượng, các doanh nghiệp chú trọng chăm lo đời sống công nhân, đưa ra các mức lương, thưởng hấp dẫn, triển khai các chương trình tiếp sức người lao động, tổ chức các sàn giao dịch việc làm trong và ngoài tỉnh...
Chia sẻ cùng doanh nghiệp và người lao động, TP Hồ Chí Minh cũng đề xuất và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vay vốn, giảm, giãn thuế; hỗ trợ trực tiếp người lao động ngoại tỉnh từ ngân sách để cùng vượt khó, phòng, chống dịch Covid-19; hướng đến xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân... Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị ngoài những chính sách đã ban hành đang được thúc đẩy triển khai thực hiện, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút nguồn lực, tập trung bao phủ tiêm vaccine và các giải pháp tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong giai đoạn khôi phục, phát triển.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, năm 2022, thành phố đưa ra chỉ tiêu giải quyết việc làm cho 300.000 lượt người lao động (trong đó tạo việc làm mới cho 140.000 lao động) và đào tạo nghề cho 371.000 lao động.
Để đạt được kết quả trên, địa phương sẽ tăng cường các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, trong đó, đẩy mạnh tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm trực tuyến, nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn giao dịch việc làm để kết nối thành công cung-cầu về số lượng và chất lượng, hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện để người dân có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đăng ký tham gia.
Sở cũng sẽ tổ chức tuyên truyền để doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực; triển khai giải quyết các chính sách về việc làm liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để nhanh chóng gia nhập lại thị trường lao động, nhất là người lao động bị mất việc, ngừng việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19...
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết