(CHG) Từ ngày 10-12/8/2023, tại TP.Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống.
Triển lãm Quốc tế chuyên ngành thực phẩm, đồ uống và thiết bị công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống (Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2023) quy tụ 800 gian hàng của 700 doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2023: Giao thương ngành thực phẩm, đồ uống
Năm nay, triển lãm quy tụ nhiều thương hiệu trong nước, trong đó có sự đồng hành và tài trợ của Tổng công ty cổ phần (CP) Bia rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Pháp; cùng nhiều nhãn hàng quen thuộc như: Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới, Công ty TNHH Tân Nhất Hương, Công ty CP Thực phẩm Dân ôn, Công ty CP Hương liệu & NLTP Hoàng Anh, Công ty chứng nhận Halal, Công ty TNHH NFC... Cùng những doanh nghiệp uy tín trên thị trường quốc tế như: Medallion Milk Co.; U.S. Soybean Export Council (USSEC); Shinsho Corporation; Sweet Brands Sp. Zo.o.; The Foodie Hub SDN BHD; Kirirom Food Production (K.F.P) Co., Ltd.; Globals Trade Food Llc.
Triển lãm sẽ mang tới đa dạng danh mục lĩnh vực sản phẩm trưng bày như: Thực phẩm, đồ uống; thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng; thủy sản; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; máy móc, thiết bị sản xuất, đóng gói, bảo quản thực phẩm. Điểm nhấn của triển lãm là 9 khu gian hàng quốc gia đến từ Ấn Độ, Ba Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan. Các khu gian hàng được dàn dựng công phu, giới thiệu các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đặc trưng của mỗi quốc gia.
Ngoài ra, các gian hàng mang đến cơ hội cho khách tham quan tiếp cận xu hướng công nghệ mới trong ngành; thông qua đó khám phá các sản phẩm sáng tạo, công nghệ tiên tiến và những cách tiếp cận mới trong việc sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm, đồ uống. Đây cũng là cơ hội để xây dựng mối quan hệ kinh doanh và hợp tác với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối quốc tế, góp phần mở rộng chuỗi liên kết toàn cầu.
Trong khuôn khổ triển lãm còn có các chương trình kết nối giao thương thông qua các cuộc hẹn trước (Busines matching) được xây dựng với mục đích là cầu nối giao thương hiệu quả dành cho các doanh nghiệp mua triển vọng. Cùng với đó là các hội thảo chuyên ngành: “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối với thị trường thế giới qua thương mại điện tử”, “Chiến lược tiếp thị cho ngành thực phẩm và đồ uống -xu hướng và giải pháp trong bối cảnh mới”. Đặc biệt, chương trình tham quan khu công nghiệp - một trong những hoạt động bên lề được tổ chức hàng năm trong thời gian triển lãm. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tìm hiểu môi trường đầu tư, lợi ích của nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp tại Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, việc tổ chức song hành hai chuyên ngành lớn có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo điều kiện để các đối tác và khách hàng khảo sát và nắm bắt nhanh nhạy hơn về nhu cầu của thị trường, qua đó đưa ra xu hướng phát triển cần thiết cho doanh nghiệp. Đồng thời, với sự tài trợ truyền thông của Trung tâm Khơi nguồn sáng tạo và xúc tiến đổi mới toàn cầu của ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam (Bloom) kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều kết nối kinh doanh giữa nhà sản xuất với nhà phân phối, nhà nhập khẩu, vượt qua mọi khoảng cách, rào cản để hướng tới sự hợp tác và phát triển, xúc tiến các hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa.
Nguồn: Báo Công Thương
0
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà
(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết