Ủy ban chứng khoán Nhà nước xử phạt 3 công ty vi phạm hành chính


(CHG) Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest, Công ty Cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn vừa bị phạt hành chính vì những sai phạm khi giao dịch trên sàn chứng khoán.

 

Ảnh minh họa

Ủy ban chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest 200 triệu đồng theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 17, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính Phủ do không đăng ký chào mua công khai theo quy định. 

Ngày 25/6/2021, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã mua 3.719.923 cổ phiếu Công ty Thực phẩm Hà Nội (mã chứng khoán HAF) dẫn đến số lượng nắm giữ sau khi giao dịch là 3.719.923 cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 25,65% vốn điều lệ của HAF nhưng không đăng ký chào mua công khai.

Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest bị buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm theo quy định. Buộc phải bán cổ phiếu để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực.

Công ty Cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 bị phạt với mức phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch chứng khoán. Công ty Cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 đã trở thành công ty đại chúng trước ngày 1/1/2016 (thời điểm Thông tư 180/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực). Tuy nhiên, đến nay công ty không thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán.

Công ty Cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 bị buộc phải nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày. 

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 bị phạt tiền 60 triệu đồng do hành vi vi phạm hành chính công bố thông tin không đúng về tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2021, 2022, báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021, năm 2021 và năm 2020 theo quy định pháp luật.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn mức tiền 85 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định của pháp luật như: Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, 2021, 6 tháng đầu năm 2021, 6 tháng đầu năm 2022; Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 3,4/2020; Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2020 đã kiểm toán; Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 1,3,4/2021; Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 1,2/2022.

Còn lại: 1000 ký tự
Lâm Đồng - Gian dối trong thi công 02 cán bộ và 01 Giám đốc Doanh nghiệp bị khởi tố

(CHG) - Ngày 18/9, Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ban hành lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 bị can, do liên quan đến thi công công trình đường giao thông kém chất lượng.

Xem chi tiết
Đình chỉ, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm một cơ sở vì liên quan đến vụ 21 học sinh có dấu hiệu ngộ độc

(CHG) - Tin từ Trung tâm Y tế TP. Pleiku, đơn vị đang điều tra, xác minh trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi uống trà sữa trong tiệc liên hoan nhân dịp Tết Trung thu tại lớp 7.1 Trường THCS Tôn Đức Thắng (phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) khiến 21 học sinh đau bụng, buồn nôn.

Xem chi tiết
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Đắk Nông: Đội Quản lý thị trường số 2 xử phạt các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ “rao” bán trên mạng xã hội

(CHG) Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa trên nền tảng mạng xã hội đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước và có khả năng tìm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại cho người tiêu dùng mua phải hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thông qua hình thức mua bán này

Xem chi tiết
2
2
2
3