Vi phạm quảng cáo Công ty TNHH Thương mại Đầu tư GANA bị xử phạt 25 triệu đồng


(CHG) Thông tin từ Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Thương mại Đầu tư GANA số tiền 25 triệu đồng, do vi phạm trong quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bena Collagen.
Công ty TNHH Thương mại Đầu tư GANA (trụ sở chính tại căn Shophouse B16-06 dự án Vinhome Gardenia, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội ) đã có hành vi vi phạm quảng cáo đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bena Collagen (Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm 9881/2020/ĐKSP ngày 08/10/2020). Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất là Công ty TNHH MEDISTAR Việt Nam - Nhà máy số 1 (lô 38-2, khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội).
Sản phẩm
Bena Collagen được quảng cáo gây hiểu lầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Quảng cáo không đúng công dụng do Cục An toàn thực phẩm cấp phép, có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật.
Với hành vi trên, Công ty TNHH Thương mại Đầu tư GANA đã bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền 25 triệu đồng. Đồng thời, buộc công ty này phải cải chính thông tin, tháo gỡ, xóa quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bena Collagen trên website: https://ganabeauty.vn.
Trước đó, đầu năm 2023, Cục An toàn thực phẩm cũng đưa ra cảnh báo về hàng loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Liên doanh Đức và Công ty Thái Vạn Xuân vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Cụ thể, những thực phẩm bảo vệ sức khỏe Angelbone, viên dạ dày Cẩm Sâm vàng do Công ty cổ phần Dược phẩm Liên doanh Đức (số nhà 7, ngách 23/20, ngõ 23, phố Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm; sâm Tố Nữ Sweet Love, dưỡng cốt Thái Vạn Xuân do Công ty TNHH Thái Vạn Xuân (số 4, M2, T16 khu Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Các sản phẩm này đều vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo. Hai công ty trên sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3