Việt Nam – UAE: Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm tăng 37,8%


(CHG) Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt gần 3,1 tỷ USD, tăng khoảng 37,8 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đạt xấp xỉ 2,8 tỷ USD, tăng 40,8% và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này đạt trên 286 triệu USD, tăng 13,3%. UAE là một trong các đối tác của Việt Nam trên thế giới có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất, và cao hơn với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước (26.4%).

UAE là 1 trong 10 đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới, và là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Trong cán cân thương mại, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu lớn với thị trường này.

Việt Nam – UAE: Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm tăng 37,8%

Về cơ cấu hàng xuất khẩu, điện thoại di động và linh kiện vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 1,85 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 246,4 triệu USD, tăng 17,4%); máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng (đạt 148,1 triệu USD, tăng 43,1%)… Các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất bao gồm: hạt điều đạt xấp xỉ 23 triệu USD, tăng 200%; hạt tiêu đạt gần 40 triệu USD, tăng 185%...

Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch giảm sút so với cùng kỳ, đáng kể là mặt hàng túi xách, ví, vali, mũ, ô dù đạt 7 triệu USD, giảm 45,4%; chè đạt 1,4 triệu USD, giảm 34,6%; gạo đạt 16 triệu USD, giảm 15,4%; giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 2,4 triệu USD, giảm 10%... Trong số các mặt hàng giảm sút này, các mặt hàng như gạo, chè, giấy đều có kim ngạch xuất khẩu giảm sút so với tháng 6 năm 2021.

Về cơ cấu hàng nhập khẩu, mặt hàng có kim ngạch lớn nhất là chất dẻo nguyên liệu, đạt 123,6 triệu USD, tăng 48,8% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch cao khác như khí đốt hóa lỏng đạt xấp xỉ 57 triệu USD, kim loại thường đạt 19,2 triệu USD, thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 13,8 triệu USD; sản phẩm khác từ dầu mỏ đạt 15,5 triệu USD…

Với kết quả tăng trưởng khả quan như trên, cùng với việc nhu cầu tiêu thụ, tiêu dùng tại UAE và trên thế giới quay trở lại sau dịch bệnh, đặc biệt là thời gian các dịp lễ vào cuối năm, cũng như các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến thương mại của Chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam, thị trường UAE sẽ tiếp tục là thị trường đầy tiềm năng để thâm nhập và phát triển đối với doanh nghiệp Việt Nam. Với đà tăng trưởng như vậy, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và UAE được kỳ vọng sẽ đạt mức 5 tỷ USD trong năm 2021.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3