Xem xét nghị quyết về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và giảm thuế GTGT tại Kỳ họp thứ 6


(CHG) 2 dự thảo nghị quyết về áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và giảm thuế giá trị gia tăng đã được bổ sung để Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
Nghị quyết số 39/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 vừa được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành đã bổ sung để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) theo quy trình tại một kỳ họp 2 dự thảo nghị quyết.

Ảnh minh họa/ Nguồn: Internet
 
Đó là Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (báo cáo Quốc hội quyết nghị trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV).
Về phân công cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra, tham gia thẩm tra các dự thảo nghị quyết này, Nghị quyết số 39 nêu rõ, đối với Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, cơ quan trình là Chính phủ; cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Tài chính, Ngân sách; cơ quan tham gia thẩm tra là Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội.
Đối với Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, Chính phủ là cơ quan trình; Ủy ban Tài chính, Ngân sách sẽ chủ trì thẩm tra; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội sẽ tham gia thẩm tra.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2024.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, việc giảm thuế VAT sẽ tiếp tục được thực hiện từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024. Việc giảm 2% thuế suất thuế VAT sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Việc giảm thuế sẽ trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo Tờ trình của Chính phủ về dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm 9 Điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; Người nộp thuế; Giải thích từ ngữ; Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn; Quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu; Quy định về Kê khai và Nộp thuế; Tổ chức thực hiện; Điều khoản thi hành.
Theo Tờ trình, thuế tối thiểu toàn cầu về bản chất là thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với các trường hợp có mức thuế thực tế thấp hơn mức thuế tối thiểu do OECD đề xuất để áp dụng trên toàn cầu. Việc ban hành chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu tại Việt Nam là phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Theo nguyên tắc áp dụng, thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước hay cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam (nếu thuộc đối tượng áp dụng) mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam là nước chủ yếu nhận vốn đầu tư từ nước ngoài nên được nhận định là sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế tối thiểu toàn cầu.
Chính phủ cho rằng, việc áp dụng các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu mang lại cho Việt Nam những cơ hội mới, đó là giảm thiểu tác động xấu của thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam; giúp tăng cường hội nhập quốc tế, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; giảm thiểu hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Đồng thời đây cũng là động lực để Việt Nam tiếp tục phát triển môi trường đầu tư theo hướng bền vững, minh bạch, cạnh tranh hơn thông qua cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai, nguồn lao động chất lượng cao...
 

Nguồn: Hải quan Online

Còn lại: 1000 ký tự
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3