Xi măng đồng loạt tăng giá từ 55.000 - 80.000 đồng/tấn


(CHG) Do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng cao, nên từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều doanh nghiệp thông báo điều chỉnh giá xi măng tăng từ 55.000 - 80.000 đồng/tấn.

Từ ngày 10/5, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn điều chỉnh tăng giá bán xi măng bao và rời thêm 70.000 đồng/tấn. Công ty Cổ phần Xi măng vicem Hoàng Mai cũng tăng 80.000 đồng/tấn với tất cả các loại. Vicem Hoàng Thạch, Tân Thắng, Xuân Thành Quảng Nam, Sông Lam, Luks Việt Nam, Nghi Sơn, cũng thông báo tăng giá bán 55.000-80.000 đồng/tấn (đã bao gồm VAT).

Tính chung 5 tháng đầu năm, giá xi măng tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 3% so với quý IV/2021.

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), trong tháng 5, sản lượng tiêu thụ xi măng ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu ước đạt 9,27 triệu tấn, tăng khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2021.

Xi măng đồng loạt tăng giá do nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng

Xi măng đồng loạt tăng giá do nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng

Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 5,97 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn. Lũy kế từ đầu năm đến nay, tiêu thụ sản phẩm xi măng đạt khoảng 44,12 triệu tấn, tương đương so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện tồn kho sản phẩm xi măng của cả nước trong 5 tháng năm 2022 khoảng 4,7 triệu tấn tương đương khoảng 20 - 25 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.

Nhận định của giới chuyên gia, năm 2022,  ngành xi măng đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng. Trong đó, than là nguyên liệu chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành cho sản xuất xi măng.

Được biết, trong đợt điều chỉnh tăng giá tháng 3 và đầu tháng 4 năm nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đều có mức tăng từ 100.000 - 150.000 đồng/tấn sản phẩm.

Năm 2021, ngành xi măng lập kỷ lục về tiêu thụ với 108,4 triệu tấn, tăng 8,1% so với năm 2020. Trong đó, tiêu thụ nội địa 62,7 triệu tấn, tăng 0,9%; xuất khẩu gần 46 triệu tấn, tăng 20,1%.

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3