Xử phạt doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi không đạt chuẩn


(CHG) Mới đây, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định xử phạt hành chính với Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam (đơn vị thành viên của Tập đoàn Dabaco Việt Nam) số tiền 36.000.000 đồng vì để xảy ra nhiều sai phạm trong sản xuất.
Theo đó, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam đã ra Quyết định số 02/QĐ-XPHC ngày 19/5/2022 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) địa chỉ: KCN Hoà Mạc, phường Hoà Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam do ông Hoàng Đình Phong làm người đại diện.
Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam.
Trước đó, Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam đã sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu từ 2% đến dưới 5% so với tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Nasaco Hà Nam có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá.
Căn cứ vào Khoản 1, điểm a Khoản 4, Khoản 6 Điều 16; Khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP ngày 01/3/2021 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam đã quyết định xử phạt Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam số tiền 36.000.000 đồng.
Đồng thời, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn yêu cầu nhà máy buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày, kể từ khi nhận được quyết định này.
Trước đó, Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nam cũng phát hiện những vi phạm trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại Công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà; Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hoàn Dương Hà Nam và Công ty TNHH Giang Hồng cùng có địa chỉ tại KCN Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Theo đó, Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà bị phạt 23 triệu đồng do sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu từ 2% đến dưới 5% so với tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá. Doanh nghiệp này còn sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá.
Đối với Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hoàn Dương Hà Nam, Thanh tra Sở NN&PTNN Hà Nam phát hiện sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá nên đã ra mức xử phạt số tiền 10 triệu đồng.
Công ty TNHH Giang Hồng do sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn ghi trên nhãn hàng hoá nên bị phạt 20 triệu đồng.
Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3