(CHG) Cùng với những thuận lợi từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada đang còn nhiều dư địa phát triển, nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu cá ngừ tại thị trường này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã có sự chuyển biến rất tích cực. Quý I/2022, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã đạt hơn 259 triệu USD, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch Covid-19. Với kim ngạch như trên, xuất khẩu cá ngừ quý I đạt mức cao nhất trong 5 năm qua.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ cá ngừ Việt Nam tại thị trường Canada tiếp tục tăng cao |
Đặc biệt, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường CPTPP có xu hướng tăng tốc. Theo đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường CPTPP trong tháng 3/2022 tăng 49%, đạt gần 14 triệu USD. Lũy kế 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 30,4 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ. Riêng Canada đang là điểm sáng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, tăng 70%. Không những thế, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này còn tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Theo VASEP, hiện Canada là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, với tỷ trọng chiếm gần 5% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ và là thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối CPTPP. Việt Nam đồng thời là nguồn cung cá ngừ lớn thứ hai cho thị trường Canada, sau Thái Lan, chiếm 12% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của Canada năm 2021. Tại thị trường này, cá ngừ đông lạnh Việt Nam đang là nguồn cung lớn nhất.
Ngoài việc hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN 0% từ trước khi CPTPP được ký kết, thị trường Canada còn có một số thuận lợi rất tốt để cá ngừ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đó là không có hạn ngạch xuất khẩu, các sản phẩm thủy sản Canada và Việt Nam mang tính tương hỗ lẫn nhau hơn là cạnh tranh trực tiếp; đồng thời, sản phẩm nhập khẩu vào Canada rất dễ tiếp cận thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, với dân số gần 38,3 triệu người và chính sách thu hút người nhập cư của Canada, nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người dân nước naây đang không ngừng tăng lên.
Theo nhận định của VASEP, với những lợi thế đó, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Canada còn nhiều dư địa, và dự kiến xuất khẩu sang thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại để cá ngừ tiếp đà tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Canada. Trong đó, VASEP chỉ ra một số thách thức như: Chi phí logistics đang gia tăng; các rào cản thương mại gia tăng. Đặc biệt, xuất khẩu cá ngừ đang phải đối mặt với thiếu nguyên liệu, giá cá ngừ nguyên liệu tăng cao; phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm từ Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. "Trước các thách thức này, dù tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các doanh nghiệp vẫn còn ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh nên sự phục hồi này mới chỉ là ở bước đầu"- VASEP nhận định.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại Đông Nam Á nhưng thị phần hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada mới chỉ chiếm 1,7% giá trị nhập khẩu của Canada. Đây chính là cơ hội để sản phẩm thủy sản, trong đó có cá ngừ tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian tới. |
(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết(CHG) Tây Nam Bộ được biết đến là nơi cho sản lượng mắm cá hàng đầu tại miền Nam, nếu tính đến số lượng thì có lẽ phải đến hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, vừa đem đi tiêu thụ khắp trong nước mà còn xuất khẩu cả ở ngoài nước.
Xem chi tiết