Xuất khẩu cà phê dần chinh phục mốc 4 tỷ USD


(CHG) Xuất khẩu cà phê năm nay được dự báo vẫn khả quan và có thể đạt mốc kim ngạch 4 tỷ USD.
Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 2 - 8/10, thị trường vẫn dành nhiều sự chú ý đến giá cà phê, khi mặt hàng này tiếp tục suy yếu. Trong đó, giá Robusta giảm 4,18% và giá Arabica giảm nhẹ hơn, với 0,07% so với tham chiếu.

Giá cà phê suy yếu trong tuần vừa qua.
 
Brazil đẩy mạnh xuất khẩu cùng với việc Việt Nam đang thu hoạch vụ mới là nguyên nhân gây áp lực lên giá. Nông dân tại Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch cà phê chín sớm niên vụ 2023/2024. Điều này có thể giúp gia tăng nguồn cung cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.
Theo Chính phủ Brazil, trong tháng 9, nước này đã xuất khẩu 177.685 tấn cà phê nhân (2,69 triệu bao loại 60kg), tăng 10,5% so với mức 169.678 tấn trong cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, mức cà phê xuất khẩu chững lại so với mức 197.471 tấn đã xuất đi vào tháng 8/2023.
Bên cạnh đó, tỷ giá USD/Brazil Real tiếp tục tăng thêm hơn 2% trong tuần vừa qua. Chênh lệch tỷ giá gia tăng đã kích thích nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil do thu về nhiều nội tệ hơn.
Trên thị trường nội địa, ghi nhận đến cuối tuần trước (ngày 7/10), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ được thu mua quanh mức 63.700 - 64.300 đồng/kg. Chỉ sau 1 tuần, giá cà phê trong nước đã giảm mạnh 2.200 - 2.400 đồng/kg.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam được lợi về giá
 Đối với giá cà phê xuất khẩu, tháng 9/2023, giá cà phê Robusta biến động không đồng nhất so với cuối tháng 8/2023; cà phê Arabica giảm mạnh. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước tính đạt 65 nghìn tấn, trị giá 205 triệu USD, giảm 23,2% về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với tháng 8/2023; giảm 32,7% về lượng và giảm 12,8% về trị giá so với tháng 9/2022.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,266 triệu tấn, trị giá 3,16 tỷ USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 1,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá, ước tính, tháng 9/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.151 USD/tấn, tăng 3,2% so với tháng 8/2023 và tăng 29,6% so với tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.499 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Đối với cơ cấu chủng loại, tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê Robusta và Arabica giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng xuất khẩu cà phê Excelsa và chế biến tăng.
Sản lượng cà phê năm nay ước giảm 10-15% do thời tiết không thuận. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê từ nay đến cuối năm vẫn khả quan do nhu cầu tăng cao hơn so với nguồn cung.
Dù kim ngạch đạt mức cao là kết quả đáng mừng đối với ngành cà phê, nhưng MXV phân tích, nhìn lại hoạt động xuất khẩu trong hai năm qua thì khả năng có thể duy trì giá trị xuất khẩu ở mức cao trong dài hạn là điều chưa chắc chắn. Bởi có thể thấy rằng yếu tố chính giúp kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2023 vượt 4 tỷ USD là nhờ vào giá tăng trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt.
Trước đó, năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam thu về hơn 4 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu cà phê là nhờ lượng cà phê xuất mức cao thứ ba trong 10 năm, với 1,78 triệu tấn. Chính vì đẩy mạnh lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2022 nên trữ lượng xuất khẩu dành cho năm 2023 thấp, bên cạnh sản lượng giảm 10-15% trong niên vụ 2022/2023.
Tính toán từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng cà phê xuất khẩu cả năm 2023 sẽ đạt khoảng 1,72 triệu tấn, thu về 4,2 tỷ USD.
 
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3