Xuất khẩu cá tra sang Đức tiếp tục tăng trưởng


(CHG) Tính đến nửa đầu tháng 6/2023, xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam sang Đức tiếp tục ghi nhận tăng trưởng dương trong khi hầu hết các thị trường chính đều sụt giảm từ 3 - 61%.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến 15/6/2023 trị giá XK cá tra sang Đức đạt hơn 17 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,1% tổng trị giá XK cá tra Việt Nam đi các thị trường.
Ảnh minh hoạ.

Năm 2022, Đức nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam trong khối EU sau Hà Lan, chiếm 14% tỷ trọng trong khối EU với gần 30 triệu USD, tăng 169% so với năm 2021.
Tháng 6/2023, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã giảm xuống còn 6,4%. So với tháng 5/2023, con số này có tăng nhẹ do những biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ Đức thực hiện như giảm thuế nhiên liệu để bù đắp chi phí năng lượng tăng cao sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, hay tung ra vé đi lại các phương tiện công cộng đã kết thúc.
Lạm phát cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ thủy sản của đất nước nằm trong khu vực đồng tiền chung châu Âu này. Những thách thức từ cuộc chiến Nga-Ukraine, hậu quả về kinh tế đi kèm, sức khỏe kinh tế toàn cầu yếu kém, giá năng lượng và tiêu dùng ở mức cao cũng như vấn đề an ninh nguồn cung năng lượng là những nguyên do chính khiến người Đức thay đổi thói quen tiêu dùng. Thay vì tiêu thụ nhiều thủy sản tươi, ướp lạnh, người dân Đức gia tăng tiêu thụ thủy sản đông lạnh để tiết kiệm chi phí.
Đức là một trong những thị trường nổi bật trong khối EU giữ được “phong độ” ổn định về nhập khẩu cá tra Việt Nam. Kỳ vọng lạm phát và tồn kho tại Đức giảm dần để cá tra Việt Nam có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng dương khi được xuất bán sang thị trường này trong những tháng cuối năm.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
An Giang: Kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Truy cứu trách nhiệm hình sự vì kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định chuyển hồ sơ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm về buôn lậu để truy cứu trách nhiệm hình sự có giá trị 146 triệu đồng.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt gần 50 triệu đồng kinh doanh hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm kinh doanh thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, xử phạt với số tiền 23,5 triệu.

Xem chi tiết
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
2
2
2
3