Xuất khẩu clinker và xi măng thu về hơn 1,32 tỷ USD trong năm 2023


Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, giảm 4,1% về trị giá.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 12 đạt hơn 2,53 triệu tấn, thu về gần 98 triệu USD, tăng 0,9% về lượng và giảm 3% về trị giá so với tháng 11/2023.

Lũy kế cả năm 2023, nước ta xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng, giảm 4,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân 12 tháng năm 2023 đạt gần 42,4 USD/tấn, giảm gần 3% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu clinker và xi măng thu về hơn 1,32 tỷ USD trong năm 2023
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 31,3 triệu tấn clinker và xi măng, tương đương hơn 1,32 tỷ USD

Về thị trường, dẫn đầu là Phillipines chiếm tỷ trọng 27% về kim ngạch xuất khẩu, thứ hai là Bangladesh (17%) và thứ ba là Malaysia (5,2%).

Xuất khẩu xi măng & clinker suy giảm do Trung Quốc giảm nhập khẩu (giảm 90% so với cùng kỳ), nhu cầu trên thị trường bất động sản nước này vẫn còn yếu. Ngược lại, Bangladesh là thị trường ghi nhận tăng trưởng khi xuất khẩu xi măng và clinker sang nước này tăng 40% so với cùng kỳ nhờ tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Úc đang là thị trường tích cực đẩy mạnh nhập khẩu trong năm 2023. Cụ thể, lũy kế 12 tháng năm 2023, Úc đã nhập gần 470 nghìn tấn clinker và xi măng từ Việt Nam, tương đương 23,4 triệu USD, tăng 135% về lượng và tăng 120% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân 12 tháng đạt gần 50 USD/tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhu cầu sử dụng xi măng cao nhưng do sản xuất xi măng ảnh hưởng tới môi trường, giá thành sản xuất trong nước cao nên hàng năm Úc vẫn nhập khẩu một lượng lớn xi măng.

Nhập khẩu xi măng của Úc trước năm 2013 chủ yếu từ Trung Quốc (48%), Đài Loan (43%) và Thái Lan (7%). Tuy nhiên, kể từ năm 2013 đến nay, xi măng và clinker của Việt Nam đã có chỗ đứng tại thị trường Úc và thị phần ngày càng tăng mạnh.

Nguồn: Công thương

Còn lại: 1000 ký tự
Kiên Giang: Xử phạt 140 triệu đồng kinh doanh trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký Quyết định xử phạt với số tiền 140 triệu đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về trưng bày để bán trang sức có gắn nhãn hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Xử phạt 80 triệu đồng kinh doanh vàng không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra về kinh doanh mua bán vàng trang sức, phát hiện tại 02 doanh nghiệp không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, xử phạt với số tiền 80 triệu đồng.

Xem chi tiết
Trà Vinh: Xử phạt hơn 70 triệu đồng kinh doanh buôn bán vàng trang sức không công bố tiêu chuẩn theo quy định.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh thực hiện kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp buôn bán vàng trang sức, không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xử phạt với số tiền hơn 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt gần 95 triệu đồng vi phạm kinh doanh phân bón giả.

(CHG) Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền gần 95 triệu đồng, với các hành vi vi phạm là không niêm yết giá, buôn bán phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Xem chi tiết
Quảng Trị: Xử phạt và tịch thu 5 tấn đường cát trắng nhập lậu

(CHG) Ngày 02/5/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh có hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, với số tiền 70 triệu đồng.

Xem chi tiết
2
2
2
3