Xuất khẩu gia vị và hương liệu: Phải hướng đến chế biến sâu


Chế biến sâu và sản xuất theo hướng hữu cơ đang là giải pháp được khuyến cáo nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng gia vị và hương liệu của Việt Nam.
Theo ông Bùi Trung Thướng- Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, gia vị và hương liệu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ hầu hết là sản phẩm thô, do vậy giá trị không cao. "Sản phẩm hương nhang, Ấn Độ nhập khẩu tới 90% nguyên liệu thô từ Việt Nam, sau đó trộn thêm các hương vị khác cho phù hợp với thị hiếu rồi tái xuất với giá trị tăng gấp 5 lần"- ông Thướng nêu ví dụ.

Với kinh nghiệm nhiều năm tìm nguồn hàng từ Việt Nam cung cấp cho thị trường EU, ông Phạm Văn Hiển - Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V Hà Lan cũng- cho hay, hàng Việt Nam, trong đó có các loại gia vị và hương liệu chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô sang các nước lớn để gia công lại và mang thương hiệu của các tập đoàn, doanh nghiệp EU. Hiện, đơn vị đang làm một thương hiệu riêng cho Việt Nam để phân phối sang EU và cung cấp cho các siêu thị, nhà bán lẻ.

Xuất khẩu gia vị và hương liệu: Phải hướng đến chế biến sâu

"Các nhà nhập khẩu gia vị tại EU luôn yêu cầu chất lượng cao. Người tiêu dùng EU coi trọng lối sống lành mạnh, ưa chuộng mặt hàng hữu cơ. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc điều này trong định hướng sản phẩm khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU" – ông Hiển nói và cho biết thêm, mỗi nước trong khối EU có giá cả và thị hiếu khác nhau, do vậy cần nghiên cứu kỹ thị trường; có thể thông qua các kênh online, đối tác có sẵn, hội chợ tổ chức ở EU… để quảng bá sản phẩm, thăm dò thị trường.

Nhấn mạnh vào việc tăng cường hợp tác, áp dụng khoa học - công nghệ vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ông Bùi Trung Thướng cũng cho rằng: Đó là mấu chốt vấn đề để gia vị và hương liệu của Việt Nam gia tăng giá trị. Việc phát triển chuỗi giá trị không nhất thiết tham gia cả chu trình hoàn hảo từ sản xuất đến tiêu dùng mà tập trung vào các khâu lợi thế. Lĩnh vực nào còn hạn chế có thể kêu gọi hợp tác quốc tế, sau đó phát triển và làm chủ công nghệ.

Về việc tìm nguồn công nghệ sản xuất phù hợp, bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, có thể nhờ vào sự hỗ trợ của các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, doanh nghiệp sẽ sớm tìm được máy móc, thiết bị phù hợp áp dụng vào sản xuất, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm tinh.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp sản xuất, buôn bán hàng giả, Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần biết.

(CHG) Hiện nay, hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, làm suy giảm uy tín của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động thương mại điện tử. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần hiểu rõ các mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định số 98/2020/NĐ-CP liên quan đến vấn đề sản xuất, buôn bán hàng giả để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
2
2
2
3