Xuất khẩu thuỷ sản tăng 40% trong quý I


(CHG) Quý I/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) thuỷ sản của cả nước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước bất chấp những khó khăn do xung đột giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn XK thuỷ sản sang thị trường này, đồng thời làm tăng các chi phí vận tải, nguyên vật liệu sản xuất chế biến, XK thuỷ sản.

Giữ đà tăng trưởng

Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi tăng 44% trong tháng 1 và 62% trong tháng 2, XK thuỷ sản tháng 3/2022 tăng trưởng chậm hơn nhưng doanh số vẫn cao hơn đáng kể so với 2 tháng đầu năm.

Tổng kim ngạch XK tôm trong quý I/2022 đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với quý I/2021
Tổng kim ngạch XK tôm trong quý I/2022 đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với quý I/2021

Theo đó, XK thuỷ sản tháng 3/2022 ước đạt 920 triệu USD, vẫn duy trì tăng trưởng 25%. Như vậy, quý I/2022, tổng XK thuỷ sản của cả nước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước bất chấp những khó khăn do xung đột giữa Nga và Ukraine làm gián đoạn XK thuỷ sản sang thị trường này, đồng thời làm tăng các chi phí vận tải, nguyên vật liệu sản xuất chế biến, XK thuỷ sản.

Kết quả XK khả quan chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh. 3 tháng đầu năm, XK cá tra ước đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2021. Cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản XK, đến nay chiếm 27% giá trị XK thuỷ sản.

Tiếp đến là mặt hàng tôm với tổng kim ngạch XK trong quý I/2022 đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với quý I/2021. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá XK trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch XK tôm vượt xa năm trước.

Về thị trường, XK thuỷ sản sang các thị trường chính trong tháng 3/2022 vẫn duy trì tăng trưởng cao. Trong đó XK sang Mỹ tăng 42%, sang Trung Quốc tăng 77%, sang EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23%. Tuy nhiên, XK sang Nhật Bản chỉ tương đương so với tháng 3/2021.

VASEP nhận định, XK thuỷ sản trong tháng 4 sẽ tiếp tục bị tác động bởi chiến sự Nga - Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường, các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam lại tham gia các hội chợ thuỷ sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.

Dự báo XK thuỷ sản trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25%, đạt 934 triệu USD. Theo đó, XK các loại cá biển có thể giảm 15%, nhưng XK cá tra vẫn tăng 80% và tôm sẽ tăng 20%, cá ngừ tăng 18%, mực, bạch tuộc tăng 25%.

Giải quyết bài toán logistics - cải thiện năng lực cạnh tranh

Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang là khu vực sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước (chiếm 80% sản lượng cả nước) và phần lớn là XK. Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Liên hiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - đánh giá, chưa xây dựng được thương hiệu và logistics đang là 2 mảng còn yếu của ngành thủy sản.

Trong thời gian qua, tại đồng bằng sông Cửu Long, với 10 hệ thống kho lạnh có quy mô lớn tập chung chủ yếu ở Long An, Hậu Giang và Cần Thơ cùng ngành dịch vụ được chuyên môn hóa đã giúp doanh nghiệp thủy sản yên tâm hơn trong sản xuất, giảm chi phí (so với việc doanh nghiệp tự đầu tư). Tuy nhiên, số lượng này mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa được ông Nguyễn Phương Lam nhắc tới đó là, hiện các doanh nghiệp XK thủy sản khu vực này phần lớn phải vận chuyển lên cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) và cảng Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu). Nếu có hệ thống cảng biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì việc kết nối sẽ tốt hơn và doanh nghiệp sẽ được cải thiện được chi phí.

Ngành logistics được dự báo là ngành hấp dẫn nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong 5-10 năm tới. Ông Nguyễn Phương Lam cũng khuyến nghị chính quyền các địa phương cần có chính sách đặc biệt cho ngành này. Bởi nếu không có hạ tầng tốt, các dịch vụ không đi kèm đồng bộ sẽ làm đội chi phí và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành thủy sản nói riêng.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP - cho hay, trong hoạt động logistics ngành thủy sản, 85% lượng hàng XK phụ thuộc vào cảng Cát Lái và cảng Thị Vải - Cái Mép. Trong khi đó, hàng thủy sản là hàng đông lạnh, cần phải được vận chuyển tức thì, rút ngắn thời gian càng nhiều càng tốt, ít chung chuyển để đảm bảo nhiệt độ của container. Do đó, các doanh nghiệp XK thủy sản rất mong muốn có được vị trí xếp hàng được thuận tiện hơn, giảm bớt chi phí và thời gian trong luân chuyển hàng hóa.

“Trong những năm qua, chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ thiết lập cảng biển đủ tầm cỡ hoặc 1 cảng biển ở khu vực Cần Thơ để có thể tiếp cận được hàng hóa của 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”, ông Trương Đình Hòe cho hay.

Theo VASEP, xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khai thác thuỷ sản vì giá xăng dầu tăng quá cao, nhiều ngư dân cho tàu nằm bờ, thậm chí bán tàu bỏ nghề. Ngành chế biến hải sản vốn đã khó khăn về nguyên liệu lại càng thiếu hụt. Vì vậy, XK hải sản trong tháng 3/2022 chỉ giữ được mức tăng khiêm tốn dưới 3%, đạt 312 triệu USD. Tính chung, tổng kim ngạch XK hải sản trong quý I/2022 ước đạt 878 triệu USD, tăng 20%, nhờ tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm.

Thị trường XK hải sản sẽ còn khó khăn khi cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản sẽ áp dụng yêu cầu giấy chứng nhận thủy sản khai thác (Catch Certificate) cho 4 loài gồm: mực ống và mực nang (Squid anh Cuttle fish); cá thu đao (Pacific saury, Cololabis spp.); cá thu (Mackerel, Scomber spp) và cá trích (Sardine, Sardinops spp) khi nhập khẩu vào Nhật Bản từ ngày 1/12/2022.

Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị VASEP thông báo đến toàn thể các doanh nghiệp thành viên để có những chuẩn bị kịp thời tránh làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động XK hải sản sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của thủy sản Việt Nam. 2 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản sang Nhật Bản đạt 210 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ 2021. Những quy định siết chặt từ thị trường nhập khẩu chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động XK của các doanh nghiệp.

Cùng với việc giải quyết bài toán thương hiệu, logistics tạo đòn bẩy nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, trước mắt, về phía các doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thị trường, đáp ứng các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu nhằm đạt được mục tiêu xuất khẩu gần 9 tỷ USD mà ngành đặt ra trong năm 2022 này.

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3