Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc sắp cán mốc 140 tỷ USD


(CHG) Xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc sắp cán mốc 140 tỷ USD sau 10 tháng. Trung Quốc cũng là thị trường duy nhất Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng.
Theo Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 49,5 tỷ USD, tăng 5%. Mức tăng này là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.

Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc thời gian qua
 
Có được điều này là do thời gian qua, các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương đã thực hiện tốt các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới. Hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, nhất là các loại rau quả như sầu riêng, thanh long... kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,7 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Trung Quốc đã ước đạt 139,2 tỷ USD sau 10 tháng đầu năm.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Quốc. Mới đây, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và kết nối giao thương Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh). Đây là thị trường lớn nhưng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trùng Khánh chỉ chiếm tỷ lệ thấp (3%) trong tổng kim ngạch thương mại hai nước.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện phù hợp, có nhu cầu cùng kết nối với các doanh nghiệp Trùng Khánh nói riêng và Trung Quốc nói chung để khai thác hiệu quả “Tuyến đường mới trên bộ trên biển”. Ngoài ra, sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp của Trùng Khánh có trình độ cao, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xe năng lượng mới hợp tác, đầu tư và phát triển tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, sắp tới đây, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) sẽ phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23 năm 2023 trong 6 ngày (10 - 15/11), tại Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Kim Thành, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Đây là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế, đầu tư, du lịch và dịch vụ giữa Lào Cai và các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các địa phương của Trung Quốc, góp phần tăng cường giao lưu thương mại giữa hai bên, đẩy mạnh tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu thông qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, xâm nhập thị trường, tạo đà phát triển mở rộng.
Thêm nữa, mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1199/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc bao gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Theo Quy hoạch, đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có 26 cửa khẩu, trong đó có 14 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu song phương (bao gồm 20 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương) và 1 lối mở/cửa khẩu đặc biệt.
Việc mở, nâng cấp các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương, lối thông quan... nhằm góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 

Nguồn: Báo Công Thương

Còn lại: 1000 ký tự
An Giang: Thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang thực hiện kiểm tra, thu giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Xem chi tiết
Cà Mau: Xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định xử phạt hơn 270 triệu đồng vi phạm về kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ CHANEL tại Việt Nam.

Xem chi tiết
Đồng Tháp: Phạt tiền 140 triệu đồng về hành vi vi phạm nhãn hàng hóa.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp thực hiện kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về nhãn hàng hóa, hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật, trên nhãn có hình ảnh, chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa, phạt tiền 140 triệu đồng.

Xem chi tiết
Tiền Giang: Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thực hiện kiểm tra, phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm hành chính là không thể hiện đầy đủ tên cơ sở kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Xử phạt 180 triệu đồng vi phạm kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Xem chi tiết
Bến Tre: Kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

(CHG) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bến Tre thực hiện kiểm tra, phát hiện kinh doanh buôn bán dược phẩm nhưng không niêm yết công khai chứng chỉ hành nghề dược phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở theo quy định pháp luật, kinh doanh mỹ phẩm là hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Xem chi tiết
2
2
2
3