(CHG) Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ nửa đầu năm nay sẽ giảm 28 - 32% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đối phó với các vụ việc phòng vệ thương mại..., Vifores cho rằng phải tìm mọi cách quảng bá gỗ Việt, khẳng định Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp gỗ có trách nhiệm.
Xuất khẩu gỗ giảm sâu
Như những ngành hàng khác, xuất khẩu gỗ đang trên đà sụt giảm nhưng với mức sâu hơn, Tổng Thư ký Vifores Ngô Sỹ Hoài cho biết. Bốn tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 3,9 tỷ USD - giảm tới 30,6% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay sẽ giảm 28% - 32% so với cùng kỳ năm 2022.
Bốn tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm 30,6%. Nguồn: ITN
Về nguyên nhân, “khách quan mà nói là do nền kinh tế thế giới suy thoái, sức mua giảm. Người dân các nước như Mỹ, EU tiết kiệm chi tiêu, sẽ chỉ mua những mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp ngành gỗ. Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh với mặt mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam”, ông Hoài cho biết.
Về nội tại, Tổng thư ký Vifores cho biết, Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại kéo dài ở Hàn Quốc, Mỹ. Đơn cử, sản phẩm gỗ dán bị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) tiến hành điều tra trong 3 năm nay đã tác động nghiêm trọng tới các doanh nghiệp gỗ dán, hàng không xuất khẩu đi Mỹ được. Tương tự, tủ bếp và tủ trang điểm cũng bị DOC khởi xướng điều tra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành gỗ cũng gặp khó trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào cao.
Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh Trần Ngọc Liêm cho biết, trên 80% doanh nghiệp ngành gỗ bị ảnh hưởng, doanh thu sụt giảm. Chỉ có khoảng 38% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định; 20% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm. Nhiều doanh nghiệp ngành gỗ vẫn đang chật vật tìm đơn hàng; doanh nghiệp nào may mắn có đơn hàng thì cũng chủ yếu là đơn nhỏ.
Quảng bá gỗ Việt ra thế giới
Trước tình hình đó, trong ngắn hạn Vifores khuyến cáo doanh nghiệp tập trung vào các thị trường ngách, không “bỏ trứng vào một giỏ”. Muốn nâng cao cạnh tranh, doanh nghiệp phải tập trung vào tiêu chí giá sản phẩm phải tốt; sản phẩm phù hợp với thị hiếu, có đạt chất lượng và chính sách hậu mãi tốt. Song song với đó là tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, hoàn thiện hệ thống quản trị sản xuất, nâng cao tính hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực…
Về phía doanh nghiệp chế biến gỗ, điều họ cần nhất hiện nay là tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để tiếp cận khách hàng, đơn hàng.
Theo Chủ tịch Vifores Đỗ Xuân Lập, phải tìm mọi cách để quảng bá gỗ Việt ra thị trường thế giới, cải thiện hình ảnh gỗ Việt bằng cách tăng cường đối ngoại, khẳng định Việt Nam muốn phát triển ngành công nghiệp gỗ có trách nhiệm.
Thời gian qua, Viforest đã chủ động tổ chức các hội chợ đồ gỗ quốc tế tại Việt Nam, tham gia các hội chợ đồ gỗ thế giới; ông Lập đề nghị Thương vụ Việt Nam đóng tại các thị trường, đặc biệt tại Mỹ, EU và Đông Bắc Á giúp doanh nghiệp tìm hiểu về tình hình thực tế và kịp thời thông tin; hỗ trợ tích cực về mặt truyền thông cho các doanh nghiệp gỗ.
Đồng thời, các Đại sứ quán Việt Nam đóng tại các quốc gia, đặc biệt tại các thị trường Mỹ, EU và Đông Bắc Á giúp doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về thực trạng của thị trường về sản phẩm, bao gồm nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng và các cơ chế, chính sách về chất lượng, mẫu mã, tính hợp pháp và bền vững của sản phẩm gỗ nhập khẩu.
Với các vụ kiện phòng vệ thương mại, Hiệp hội cho rằng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là tại Mỹ, cần đề xuất với DOC giải quyết các vụ kiện theo đúng lịch đã đặt ra, không kéo dài và bảo đảm nguyên tắc công bằng. Các Thương vụ sớm có thông tin cảnh báo từ các thị trường, giúp định hướng cho doanh nghiệp giảm thiểu các tranh chấp thương mại xảy ra. Chính phủ, Bộ Ngoại giao có giải pháp cụ thể để ngăn chặn xu thế sẽ bị khởi kiện...
Nguồn: https://daibieunhandan.vn/kinh-te-xa-hoi/quang-ba-hinh-anh-nganh-go-co-trach-nhiem-i330500/
(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.
Xem chi tiết(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.
Xem chi tiết(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem chi tiết(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết