Những loại trái cây Trung Quốc được người Việt ưa chuộng


(CHG) Mẫu mã đẹp, sản phẩm chất lượng, giá hợp lý… trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc được tiêu thụ ngày càng nhiều ở Việt Nam. Các loại trái cây được nhập khẩu nhiều nhất là: cam, lê, táo và các loại rau như: nấm, hành, tỏi.

Việt Nam chi hơn 5 triệu USD để nhập táo Trung Quốc trong tháng 3

Việt Nam chi hơn 5 triệu USD để nhập táo Trung Quốc trong tháng 3

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong tháng 4, Việt Nam đã chi gần 152 triệu USD để nhập rau quả, tăng 4,1% so với tháng 3 và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 570,3 triệu USD rau quả các loại, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022. Còn tính đến hết quý I/2023, nguồn cung rau quả lớn nhất cho Việt Nam vẫn là Trung Quốc với giá trị nhập khẩu 170 triệu USD, chiếm khoảng 40% thị phần, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo phân tích xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam – Trung Quốc của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), tính riêng trong tháng 3, Việt Nam đã nhập 57,9 triệu USD rau quả từ Trung Quốc, tăng 31,4% so với tháng 3/2022 nhưng thấp hơn 13,6 triệu USD so với bình quân theo tháng năm 2022.
Thống kê của IPSARD cho thấy, giá trị nhập khẩu rau quả Trung Quốc vào Việt Nam không đều, cao nhất là giai đoạn tháng 9 đến tháng 12 với giá trị nhập khẩu từ hơn 80 – 100 triệu USD/tháng và thấp điểm từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm. Trong tháng 3, mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là quýt với 12 triệu USD (chiếm gần 30% thị phần); tiếp theo là tỏi 11,6 triệu USD; nấm các loại 8,3 triệu USD; lê 5,4 triệu USD; táo 5,3 triệu USD; hành 3 triệu USD; hạt dẻ 1,7 triệu USD,…
Trong đó, một số mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng đột biến như: hạt dẻ tăng gần 9 lần; hành tăng gần 4 lần so với tháng 3/2022; lê tăng gần 2 lần; táo tăng 50%,…
Vài năm trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại hàng hoá, nông dân của quốc gia này buộc phải thay đổi thói quen sản xuất, làm hàng chất lượng tốt hơn để đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ chú trọng hơn vào dòng sản phẩm chất lượng cao để phục vụ phân khúc khách hàng cao cấp. Nhờ vậy, hình ảnh trái cây Trung Quốc trong mắt người tiêu dùng cũng tốt dần lên.

Còn lại: 1000 ký tự
Ninh Thuận: Tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp

(CHG) Ngày 14/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận cho biết đang tạm giữ 48 xe đạp điện không hoá đơn chứng từ hợp pháp để tiếp tục xử lý theo quy định.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tạm giữ hơn 1,4 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

(CHG) Ngày 13/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Bình Thuận cho biết, vừa phối hợp với một số đơn vị chức năng kiểm tra một cơ sở kinh doanh, phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Xem chi tiết
Hai đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bình Thuận bị xử phạt 60 triệu đồng

(CHG) Ngày 13/9, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Bình Thuận cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị kinh doanh xăng dầu do vi phạm về điều kiện trong hoạt động kinh doanh.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Bình Thuận: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

(CHG) Ngày 7/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đang tiếp tục điều tra vụ việc kinh doanh hàng cấm là phân bón chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3