Bắc Ninh: Hàng loạt vụ hàng lậu, gian lận thương mại bị xử lý trong quý 3


(CHG) Trong quý 3/2022, Cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện kiểm tra 155 vụ, xử lý 64 vụ hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu phạt trên 10 tỷ đồng.
Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) Bắc Ninh, trong quý 3/2022, đơn vị đã thực hiện kiểm tra 155 vụ, xử lý 64 vụ vi pham hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng số tiền thu phạt trên 10 tỷ đồng, trong đó tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 900 triệu đồng, tịch thu hàng hóa vi phạm có giá trị hơn 160 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 320 triệu đồng và số hàng tồn kho chưa bán lên đến hơn 1 tỷ 200 triệu đồng.
Lực lượng QLTT Bắc Ninh kiểm tra hàng trong một vụ vi phạm hàng hóa.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT tỉnh Bắc Ninh đã triệt xóa 3 cơ sở, hộ kinh doanh mỹ phẩm vi phạm lớn trên địa bàn tỉnh, thu giữ trên 110.000 sản phẩm vi phạm, trị giá gần 13 tỷ đồng. Đồng thời chuyển giao vụ việc có dấu hiệu hình sự sang cơ quan cảnh sát điều tra xem xét xử lý hình sự.
Để có được kết quả trên, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh đã triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cơ quan thông tin như báo, đài truyền hình Trung ương, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân để hiểu rõ tác hại của buôn bán hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại.
Thực hiện việc ký kết với các thương nhân, cơ sở kinh doanh cam kết không kinh doanh hàng lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại. Lực lượng quản lý thị trường chủ động kiểm tra, kiểm soát thị trường theo địa bàn, lĩnh vực, ngành hàng quản lý, mặt hàng cụ thể.
Đặc biệt, chú trọng triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả,
Cùng với đó, chủ động thực thi nhiệm vụ đấu tranh chống vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng cấm và gian lận thương mại trên dịa bàn, góp phần ổn định thị trường, tăng thu ngân sách, bảo vệ quyền người tiêu dùng và các thương nhân kinh doanh chân chính.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3