Phá đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển giấy tờ giả qua dịch vụ bưu chính


(CHG) Một cặp vợ chồng đã điều hành đường dây sản xuất, mua bán, vận chuyển giấy tờ giả quy mô lớn trên địa bàn TP. Hà Nội. Mỗi ngày, nhóm đối tượng cung cấp ra thị trường từ 50 – 80 giấy tờ giả các loại, thu lời bất chính mỗi tháng từ 800 triệu - 1 tỷ đồng.
Đối tượng Nguyễn Anh Tiệp đang thực hiện các thao tác sản xuất giấy tờ giả.
Ngày 06/04, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đã thông tin ban đầu về vụ đường dây mua bán, vận chuyển giấy tờ giả qua dịch vụ bưu chính. Liên quan đến vụ án trên, sau khi hoàn tất các thủ tục ban đầu, Cục An ninh chính trị nội bộ đã bàn giao hồ sơ vụ án cho Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội thụ lý theo thẩm quyền.
Căn cứ vào các tài liệu thu thâp được, ngày 10/03, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, ra quyết định khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về hành vi phạm tội trên.
Các đối tượng bị khởi tố gồm: Nguyễn Anh Tiệp (sinh năm 1983); Lê Thu Minh (sinh năm 1988, cùng trú tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông), Nguyễn Văn Thành (sinh năm 1998, trú tại Nhân Chính); Chung Thị Linh (sinh năm 2001) và Nguyễn Đức Trung (sinh năm 1994, cùng ở Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội).
Trước đó, vào tháng 11/2022, Cục An ninh chính trị nội bộ có thông tin về đường dây sản xuất giấy tờ giả, lợi dụng dịch vụ bưu chính để mua bán, vận chuyển giấy tờ giả. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn rất tinh vi, lợi dụng triệt để sơ hở của dịch vụ bưu chính, viễn thông, ngân hàng để hoạt động phạm tội, thu lợi bất chính.
Cụ thể, đối tượng gửi hàng qua nhiều khâu trung gian; thường xuyên thay đổi nơi gửi, sử dụng nhiều người để giao dịch tại nhiều bưu cục. Đồng thời, kích hoạt nhiều sim rác để tạo tài khoản của doanh nghiệp bưu chính công nghệ, sau đó hủy ngay sim để xóa dấu vết.
                                
Tang vật cơ quan công an thu giữ.
Nguy hiểm hơn là các đối tượng sử dụng căn cước công dân giả để đăng ký tài khoản ngân hàng. Lợi dung việc cho phép mở tài khoản bằng phương thức điện tử, không cần phải đến phòng giao dịch kiểm tra căn cước công dân, đối chiếu nhận dạng… để mở tài khoản ngân hàng nhằm thu lợi bất chính từ hoạt động sản xuất, mua bán giấy tờ giả.
Hành vi phạm tội của nhóm đối tượng gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự. Trước tình hình trên, Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xây dựng kế hoạch đấu tranh. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát xác định 5 đối tượng nghi vấn gồm vợ chồng Tiệp, Minh; Thành và cặp đôi Linh, Trung.
Sau một thời gian trinh sát, lực lượng chức năng xác định nơi sản xuất giấy tờ giả tại 1 căn hộ trong tòa nhà CT 6B, chung cư Xa La, Kiến Hưng, Hà Đông.
Ngày 01/03, Ban chuyên án đã phối hợp với Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội bắt quả tang Nguyễn Anh Tiệp đang mang 53 loại giấy tờ giả gồm giấy phép lái xe, căn cước công dân, chứng minh nhân dân...
Khám xét khẩn cấp căn hộ của Tiệp, lực lượng chức năng thu giữ 19 thiết bị, máy móc dùng để phục vụ hoạt động sản xuất giấy tờ giả; 3 máy khắc dấu và gần 500 con dấu của cơ quan tổ chức; 42 giấy tờ giả thành phẩm và hơn 7 nghìn phôi dùng để sản xuất giấy tờ giả.
Mở rộng đấu tranh, Cục An ninh chính trị nội bộ đã tiến hành khám xét căn nhà khác tại khu đô thị Kiến Hưng Luxury, phường Kiến Hưng. Tại đây, công an thu giữ 300 phôi, thẻ nhựa…
Cùng thời điểm này, Cục An ninh chính trị nội bộ đã phối hợp với Công an TP. Hà Nội tổ chức 7 mũi công tác, đồng loạt triển khai triệu tập các đối tượng có liên quan gồm: Minh, Thành, Linh và Trung… Kết quả khám xét, Cục An ninh chính trị nội phát hiện thêm 1 cơ sở sản xuất giấy tờ tại phòng trọ của đối tượng Thành tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ 5 thiết bị máy móc; 11 con dấu của cơ quan, tổ chức; 117 giấy tờ giả thành phẩm cùng hơn 1 nghìn phôi dùng để sản xuất giấy tờ giả.
Kết thúc chuyên án, Cục An ninh chính trị nội bộ đã thu giữ 24 thiết bị để sản xuất giấy tờ giả (máy vi tính, máy in màu, máy in thẻ, máy scan, máy cán màu, máy cắt phôi, máy ép plastic, máy ép thẻ, điện thoại di động, máy tính bảng…), 3 máy khắc con dấu và gần 500 con dấu của cơ quan tổ chức; 768 giấy tờ thành phẩm (Căn cước công dân gắn chip, giấy triệu tập của cơ quan công an, tem đăng kiểm ô tô, giấy chứng nhận sử dụng đất..); 8.978 phôi dùng để sản xuất giấy tờ giả (bằng tốt nghiệp đại học, thẻ căn cước công dân, bằng lái xe...).
Tại cơ quan công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, từ năm 2028, Tiệp tìm hiểu nghiên cứu, mua thiết bị để sản xuất các loại giấy tờ giả. Sau đó, từ năm 2019, Tiệp cùng vợ là Minh bắt đầu sản xuất giấy tờ giả tại căn nhà ở phường Kiến Hưng. Đối tượng sử dụng các máy móc hiện đại như máy khắc con dấu bằng laser, máy cán màu, máy in máy ép thẻ...
Giấy tờ giả được sản xuất theo đơn đặt hàng trên mạng; thu lời mỗi tháng từ 800 triệu - 1 tỷ đồng. Trong đường dây phạm tội này, Thành là đối tượng trực tiếp sản xuất giấy tờ giả theo sự chỉ đạo của vợ chồng Tiệp Minh, giao nhận đưa giấy tờ giả thành phẩm cho Linh và Trung giao cho khách hàng. Các đối tượng hưởng lợi mỗi tháng 30 triệu đồng/tháng.
Hiện, vụ án đang được điều tra, làm rõ để xử lý các đối tượng theo đúng quy định của pháp luật./.
Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3