Phú Thọ: Tràn lan “hàng hiệu” giá rẻ bủa vây thành phố Việt Trì


LTS: Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu và hàng hóa gian lận thương mại... không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, kinh tế, sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn là nỗi niềm đau đáu của các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh, phòng, chống vấn nạn trên.
Hiểu rõ tầm quan trọng, ngày 19/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 389/QĐ-TTg, về “Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả” (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) với hệ thống bộ máy đồng bộ từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, bộ máy phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh ở các bộ, ngành ở Trung ương và 63 tỉnh, thành phố; nhiều tỉnh, thành phố có Ban Chỉ đạo 389 đến tận cấp quận, huyện để triển khai nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, trong đó có tỉnh Phú Thọ, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng gian lận thương mại, thậm chí hàng hóa nhập lậu... vẫn ngang nhiên hiện hữu trên quầy kệ của các gian thương. Điều đáng nói, những đơn vị kinh doanh trên chỉ cách Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ vài cây số. Điều đó khiến không ít người tiêu dùng khó tránh khỏi băn khoăn: liệu đơn vị này đã thực sự hoàn thành trách nhiệm với người dân?
Tuyến bài viết là lời gửi gắm thông điệp của nhiều người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, những mong cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ khẩn trương vào cuộc, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách chính đáng.

"Hàng hiệu" giá siêu rẻ bày bán tại đơn vị kinh doanh Linh Bee và Bum Bum
Thời gian qua, người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thông tin tới Quỹ Chống hàng giả (bằng video, hình ảnh và sản phẩm thực tế) về việc nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng tại tỉnh này có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng. Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG).


"Hàng hiệu"  giá rẻ công khai bày bán tại đơn vị kinh doanh Linh Bee

Khảo sát thực tế tại đơn vị kinh doanh Linh Bee (địa chỉ tại 35A đường Nguyễn Du, thành phố Việt Trì) và đơn vị kinh doanh Bum Bum (địa chỉ tại 110 đường Nguyễn Du, thành phố Việt Trì), hai đơn vị trên công khai bày bán hàng hóa là các sản phẩm thời trang: quần - áo; ba lô; túi xách; kính mắt..., các sản phẩm là hóa mỹ phẩm: dầu gội; son môi; kem dưỡng da... và các phụ kiện thời trang khác, có nhãn gốc là tiếng nước ngoài, tuy nhiên không có nhãn phụ tiếng Việt. Nhiều sản phẩm thời trang, sử dụng các chất liệu là bông, vải, sợi, thế nhưng hầu hết trên nhãn hàng hóa không thể hiện chứng nhận hợp quy bắt buộc.

Sản phẩm thời trang có dấu hiệu hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được công khai bày bán tại Linh Bee.

Nhiều sản phẩm là hóa mỹ phẩm trên nhãn gốc có chữ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt chình ình trên quầy kệ của đơn vị Linh Bee.

Điều đáng lưu ý, trên giá kệ trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm của hai đơn vị trên “chình ình” rất nhiều hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam như: LuisViton; Gucci; Chanel; Adidas; Nike; Pranda; NY... có giá bán rẻ đến giật mình (!)
Bởi vậy, người tiêu dùng có quyền hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ những sản phẩm hàng hóa đang bày bán tại đây. Thậm chí, nghi vấn hai đơn vị trên đang kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu gian lận thương mại, hàng hóa nhập lậu và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu không hẳn là thiếu cơ sở.

Tại đơn vị kinh doanh mang thương hiệu Bum Bum, tình trạng "Hàng hiệu" giá rẻ cũng ngạo nghễ hiện hữu. 

Những sản phẩm thời trang chữ tượng hình trên nhãn gốc sản phẩm, thế nhưng không có nhãn phụ Tiếng Việt.

Tương tự như đơn vị Linh Bee, nhiều sản phẩm là Mỹ phẩm được bày bán tại Bum Bum có dấu hiệu là hàng hóa không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. 

Nhằm thông tin đa chiều tới độc giả, phóng viên có buổi trao đổi thông tin với ông Trần Văn Dũng, chủ của đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng mang thương hiệu Linh Bee về nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm đơn vị này đang bày bán, ông Dũng cho biết: “Tôi chỉ là hộ kinh doanh cá thể, số lượng hàng hóa trên tôi nhập ở chợ Đồng Xuân và chợ Ninh Hiệp về bán cho người tiêu dùng”.
Liên quan đến số lượng “hàng hiệu” có giá rẻ bất thường, được bày bán tại đơn vị kinh doanh Linh Bee liệu có phải là hàng “xịn” hay không, ông Dũng cho hay: “Tôi đi chợ nhặt thế thôi, chứ cái này tôi cũng không rõ lắm”.
Đồng thời người này cũng cho biết thêm: đơn vị đã từng bị Quản lý thị trường kiểm tra và nhắc nhở(?)
Hai đơn vị kể trên ngang nhiên kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu, hàng hóa gian lận thương mại và hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” về thực trạng hàng tiêu dùng tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh này khẩn trương vào cuộc, thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý vụ việc, cũng như làm rõ vai trò trách nhiệm của đơn vị kiểm soát địa bàn khi để xảy ra vụ việc.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Lê Hoan, Chánh văn phòng Quỹ Chống hàng giả cho biết: “Trước hết, chúng ta cần phải hiểu thế nào là nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá. Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/10/2020), hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa đang lưu thông trên thị trường, nhưng không có căn cứ để xác định được nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa đó.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất, hoặc xuất xứ của hàng hóa được thể hiện ở các thông tin như sau: Về nhãn hiệu, bao bì và tài liệu kèm theo hàng hóa bao gồm; chứng từ chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa, tờ khai hải quan; giấy tờ khác với mục đích chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định pháp luật.
Như vậy, những loại hàng hóa không đáp ứng được các điều kiện về nơi sản xuất, cũng như những căn cứ đã nêu trên đã và đang lưu thông trên thị trường thì được coi là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ”.
Còn lại: 1000 ký tự
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
Xử phạt đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại TP.Biên Hoà.

(CHG) Ngày 24/7, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở giết mổ động vật trái phép tại phường Phước Tân, TP.Biên Hoà, Đồng Nai.

Xem chi tiết
6 tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai phát hiện 2.331 vụ vi phạm

(CHG) Mới đây, tại trụ sở khối nhà nước Đồng Nai, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Xem chi tiết
Kiểm tra, phát hiện 280kg tràng lợn đông lạnh nhập lậu

(CHG) Lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh thực phẩm Sông Lam, phát hiện 280kg tràng lợn đông lạnh nhập lậu.

Xem chi tiết
Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

(CHG) ​Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa có văn bản gửi Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương cảnh báo về tình trạng xuất hiện cá nhân, tổ chức tự giới thiệu là cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khi đến liên hệ làm việc.

Xem chi tiết
2
2
2
3