Triệt phá xưởng gia công mỳ chính, hạt nêm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng


(CHG) 700kg mỳ chính và hạt nêm xuất xứ Trung Quốc, được cặp vợ chồng ở Thanh Hóa gia công, đóng gói thành mỳ chính của các nhãn hiệu nổi tiếng như Miwon, Aone, Sagi… rồi bán ra thị trường.

Túi nilon giả nhãn mác các hãng mì chính nổi tiếng bị lực lượng chức năng thu giữ.

Sáng 23/5, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cảnh sát kinh tế bắt quả tang hai vợ chồng Nguyễn Ngọc Sơn (55 tuổi) và Đào Thị Yến (49 tuổi) ngụ phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa đang sang chiết, sản xuất mì chính và hạt nêm Knor giả.
Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ khoảng 600kg mì chính và hạt nêm Knor giả các nhãn hiệu gồm: Miwon, Aone, Sagi và gần 50kg túi nilon giả nhãn mác các hãng mì chính, hạt nêm nói trên và 2 máy ép dán túi nilon cùng nhiều tang vật có liên quan.
Mở rộng điều tra, công an thu giữ thêm hơn 100kg mỳ chính và hạt nêm Knor giả tại các cửa hàng mà 2 vợ chồng Sơn, Yến đã cung cấp để bán ra thị trường.
Làm việc với cơ quan công an, cặp vợ chồng này khai nhận từ đầu tháng 4/2023 đến khi bị bắt, họ đã sản xuất, buôn bán mỳ chính, hạt nêm giả bằng thủ đoạn mua mỳ chính, hạt nêm bao nhãn mác Trung Quốc loại 25kg, rồi về sang bao nilon nhỏ để bán cho các cửa hàng tạp hóa bán lẻ trên địa bàn TP. Thanh Hóa và các huyện lân cận.
Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Thực tế, thời gian qua lực lượng chức năng đã không ít lần thu giữ và bắt quả tang việc sản xuất mỳ chính giả. Cụ thể, vào hồi tháng 7/2022, theo thông tin từ Công an huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam định cho biết, đơn vị đã tạm giữ Vũ Thế Triệu (62 tuổi, trú tại thôn Hạnh Phúc, xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra hành vi sản xuất buôn bán hàng giả…
Theo đó cảnh sát huyện Nghĩa Hưng phát hiện Triệu đang vận chuyển bằng xe máy 4 bao tải chứa 120 gói mỳ chính nhãn hiệu nổi tiếng, lưu thông trên tỉnh lộ 490C, thuộc địa bàn xóm 6, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng (cách nhà Triệu không xa). Khi bị kiểm tra, Triệu khai nhận đây là số mỳ chính giả, do mình sang chiết, đóng gói và đang mang đi tiêu thụ. Khám nhà ông này, cảnh sát thu giữ một bao mỳ chính nguyên liệu nhãn hiệu Trung Quốc (loại 25 kg); một số dụng cụ phục vụ sang chiết, đóng gói như máy hàn nhiệt, cân, cốc kim loại.
Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an Thái Bình đã phát hiện tại cửa hàng Nghĩa Phương có địa chỉ tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ do Nguyễn Trọng Nghĩa (sinh năm 1963) và vợ là Thái Thị Phương (
sinh năm 1966) đều trú tại xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ có hành vi mua mỳ chính của Trung Quốc về đóng vào các vỏ bao mang nhãn hiệu nổi tiếng.
Nói tới mỳ chính giả, theo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, việc sử dụng mỳ chính giả sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Triệu chứng cấp tính, người dùng có thể bị chóng mặt, buồn nôn, ngộ độc, việc sử dụng nhiều sẽ dẫn tới các chất độc hại tích tụ trong cơ thể và có thể gây ung thư, các bệnh mạn tính... Do vậy, hành vi tuồn mỳ chính giả ra thị trường là rất đáng lên án và cần được xử lý thích đáng./.

Còn lại: 1000 ký tự
Đắk Nông: Phát hiện và xử phạt cửa hàng kinh doanh quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas

(CHG)Vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về hành vi trưng bày, bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam với số tiền xử phạt là 10.000.000 đồng, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ 119 sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu Adidas.

Xem chi tiết
TP.HCM: Phát hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng bị làm giả tại Chơ Bến Thành

(CHG) - Chiều ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Quản lý thị trường TP.HCM tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành và đã phát hiện nhiều sai phạm.

Xem chi tiết
Khánh Hòa: Phát hiện 10 cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Khánh Hòa cho biết, vừa phát hiện 10 cơ sở vi phạm về buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Crocs được bảo hộ tại Việt Nam, Đội đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt trên 140 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy trên 700 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu Crocs với tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 100 triệu đồng.

Xem chi tiết
Phát hiện việc thuốc CEFUROXIM 500mg nghi bị làm giả tại Thành phố Hồ Chí Minh

(CHG) Ngày 9/9, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đơn vị vừa có văn bản thông báo về hàng hoá nghi ngờ giả thuốc CEFUROXIM 500mg của Vidipha sản xuất.

Xem chi tiết
Gian nan “cuộc chiến” phòng, chống vi phạm trong thương mại điện tử

(CHG) Trong thời đại công nghệ 4.0, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của TMĐT là sự gia tăng các hình thức buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đe dọa cả người tiêu dùng và doanh nghiệp hợp pháp. Trong guồng quay đó, tỉnh Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ khi thị trường trực tuyến trở thành điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Xem chi tiết
2
2
2
3