(CHG) PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, tới đây sẽ không tổ chức tiêm văcxin Covid-19 theo chiến dịch, mà sẽ đưa vào tiêm chủng thường xuyên, cùng các văcxin khác.
Thông tin được PGS.TS Dương Thị Hồng đưa ra sau tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu cũng như các khuyến cáo cần thiết cho Việt Nam trong công tác phòng chống dịch thời gian tới.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW. Ảnh: Tuấn Dũng
PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay, từ năm 2021 đến nay, để nhanh chóng phòng chống dịch Covid-19, chúng ta đã tổ chức tiêm chủng văcxin Covid-19 theo hình thức chiến dịch quy mô lớn cho các nhóm đối tượng bao gồm: Người lớn từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12 - 17 tuổi và trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.
Đến nay tổng số số mũi tiêm đã thực hiện là hơn 266 triệu mũi, trong đó tỷ lệ tiêm văcxin ở nhóm nguy cơ cao và người có bệnh nền đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 80%.
"Nỗ lực triển khai tiêm văcxin phòng Covid-19 đã đóng góp quan trọng vào thành công chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam", PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định.
Theo khuyến cáo cập nhật của WHO: Các nhóm cần ưu tiên tiêm nhắc văcxin phòng Covid-19 gồm: Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng, những người suy giảm miễn dịch, người có bệnh lý nền, bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch cần được tiêm đủ liều cơ bản và tiêm nhắc lại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) cũng khuyến cáo tiêm nhắc cho các đối tượng từ 6 tuổi trở lên, những đối tượng nguy cơ cao thì tiêm nhắc 2 lần. |
PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết: “Văcxin Covid-19 cũng như các văcxin khác qua thời gian miễn dịch đều giảm dần. Đối với những người mắc Covid-19 theo thời gian miễn dịch cũng suy giảm. Do đó, chúng tôi khuyến cáo những người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch cần chủ động đăng ký tiêm các mũi văcxin tăng cường để phòng bệnh. Thậm chí, người đã mắc bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục có mũi tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của WHO".
Theo khuyến cáo của WHO, hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, tuy nhiên, đại dịch chưa kết thúc. Vì vậy, Việt Nam vẫn cần duy trì các biện pháp phòng chống dịch trong đó có việc tiêm văcxin phòng Covid-19, tiêm nhắc cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Đây là những nhóm cần phải tiêm đầy đủ mũi 3 và mũi 4.
PGS.TS Dương Thị Hồng nêu rõ, thời gian tới không tổ chức tiêm văcxin Covid-19 liên tục thường xuyên như trước đây mà lồng ghép vào công tác tiêm chủng mở rộng, mỗi trạm y tế xã, phường sẽ có 3 - 4 buổi tiêm một tháng, tùy theo trạm đó ở vùng thuận lợi hay vùng đi lại khó khăn có thể tổ chức 2 buổi/tháng.
"Hiện các cơ sở tiêm chủng hiện nay đều thuần thục về thực hành tiêm văcxin Covid-19, phương thức bảo quản văcxin. Việc cung cấp văcxin Covid-19 cũng có ở các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và khu vực. Ngành y tế hoàn toàn có đủ năng lực để triển khai lồng ghép tiêm văcxin Covid-19 cùng các văcxin khác", PGS.TS Dương Thị Hồng khẳng định./.
(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.
Xem chi tiết