Áp dụng công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp phát triển


(CHG) Quản lý chuỗi giá trị cung ứng có một vai trò quan trọng trong môi trường doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ quản lý chuỗi cung ứng là giải pháp cho doanh nghiệp tối ưu hóa để duy trì tính cạnh tranh, phát triển vượt qua gia đoạn hậu Covid-19.

Mô hình chuỗi giá trị cung ứng

Vai trò quan trọng của chuỗi giá trị cung ứng tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa theo hướng thị trường mở. Bên cạnh đó, cùng với cuộc cách mạng 4.0 thì việc quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là giải pháp thiết yếu để tăng tính cạnh tranh của năng lực hàng hóa Việt Nam. 

Nổi lên như một nền kinh tế năng động, mở cửa ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cần phải nắm bắt được xu hướng mới của nền kinh tế toàn cầu, và cải thiện khả năng cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên, ngành SCM tại Việt Nam vẫn chưa được chú trọng, nền kinh tế vẫn chưa hiểu được hết tầm quan trọng của việc quản lý chuỗi cung ứng đối với hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. 

Điều đó được minh chứng khi có trường đại học hay cơ sở giáo dục nào đào tạo đầy đủ và chính quy về SCM. Còn nguồn nhân lực trong ngành này luôn trong tình trạng thiếu, thậm chí trong các công ty vẫn chưa có bộ phận nào chuyên xử lý về mảng SCM, các công ty về SCM cũng còn khá ít. Do đó hơn lúc nào hết, Việt Nam cần cải thiện chuỗi cung ứng và khắc phục những thách thức để xuất khẩu hàng hoá ngày càng nhiều hơn.

Hiện cả nước đang có khoảng 3.000 doanh nghiệp logistics, trong đó có khoảng 1.300 doanh nghiệp tham gia tích cực; có khoảng 6.000 nhân viên và 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực này, nhưng mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thực tế. Nhưng đáng chú ý, mới chỉ 25% yêu cầu của logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp vừa và nhỏ), phần còn lại của của lĩnh vực này được “thầu” bởi các công ty nước ngoài.

Từ thực tế nêu trên cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang có vị thế trên lĩnh vực SCM. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước cũng đang có nhiều lợi thế về lĩnh vực này. 

Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sở hữu phần lớn kho bãi, khiến doanh nghiệp nước ngoài phải thuê lại hoặc liên kết, liên doanh để cung cấp dịch vụ logistics. Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước hiểu được thị trường, tâm lý khách hàng, văn hóa, truyền thống của chính người Việt Nam. Thứ ba, nhân sự Việt Nam khá nhanh nhạy nắm bắt được các công nghệ nước ngoài.

Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới xếp hạng LPI (chỉ số hiệu quả Logistic), Việt Nam xếp thứ 39/160, tăng 25 bậc so với năm 2015, đứng thứ 3 Đông Nam Á. 

Được biết, chỉ số LPI quốc tế nêu trên dựa trên cơ sở ý kiến tham gia đánh giá của các nhà vận chuyển, giao nhận vận tải, logistics có quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam, không phải do các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá, do đó có tính khách quan cao.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức ngày 4/8, ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar của Ngân hàng đầu tư Maybank, gọi Việt Nam là ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Theo ông Brian Lee Shun Rong, nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Dữ liệu của Maybank cho thấy, cả nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lẫn kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua đều luôn lớn hơn các quốc gia Đông Nam Á khác. 

Điều đáng nói, ngành hàng điện tử, điện thoại đã vượt mặt dệt may trở thành lĩnh vực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chứng tỏ Việt Nam đã nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cũng theo ông Brian Lee Shun Rong, Việt Nam có vị trí chiến lược dễ dàng tiếp cận với các tuyến vận chuyển quốc tế, qua đó, trở thành điểm đến mới của hàng loạt doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Để trở thành điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI, theo ông Brian Lee Shun Rong, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao tỉ lệ nội địa hóa. Thực tế hiện nay, tỷ trọng mua hàng địa phương của các công ty Nhật Bản ở Việt Nam chỉ 37%, trong khi ở Indonesia hơn 47%, ở Thái Lan gần 60%. Các doanh nghiệp đa quốc gia khác ở Việt Nam cũng chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu về để sản xuất, điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Điển hình như thời gian qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong việc quản lý chuỗi cung ứng để phát triển và đứng vững trên thị trường. Đó là Công ty CP GreenFeed Việt Nam đã có 19 năm hình thành và phát triển với xuất phát điểm đầu tiên là mảng thức ăn chăn nuôi. 

Trong quá trình phát triển của mình, GreenFeed cũng đã trải quan không ít sóng gió như dịch tả lợn châu Phi, dịch Covid-19, chiến sự Nga – Ukraine… Những thời điểm giá thịt lợn giảm sâu, người chăn nuôi không có lãi và nhiều người chăn nuôi nhỏ lẻ bị phá sản. May mắn là GreenFeed đã đầu tư được chuỗi khép kín “Feed – Farm – Food” nên có thể tận dụng cơ hội trong những giai đoạn chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Cụ thể, khi dịch Covid-19 bùng phát ở TPHCM, GreenFeed đã đưa các sản phẩm chế biến ra bán online tại thị trường này, và phát triển rất tốt.

Trong lĩnh vực dệt may, phải kể đến Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean). Tại thời điểm năm 1993, VitaJean có hơn 400 đại lý trên toàn quốc. Tuy nhiên, trước sức ép của hàng ngoại nhập, hàng nhập lậu, năm 1994 công ty đã chuyển sang xuất khẩu, sau đó đến năm 2018 VitaJean bắt đầu quay về thị trường trong nước với nhãn hàng V-Sixtyfour do công ty tự thiết kế cùng nguồn nguyên liệu chọn lọc. Theo ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng cho biết: lợi thế của V-Sixtyfour là sự am hiểu về văn hóa, phong tục và vóc dáng của người Việt. Do đó, ông Việt tự tin cạnh tranh trực tiếp với các nhãn hàng nhập khẩu.

Ảnh minh hoạ

Ứng dụng công nghệ để bứt phá

Công nghệ được xem là then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứng là Big Data và cách xử lý Big Data nhằm giúp việc quản trị trở nên đơn giản hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tích hợp thêm thương mại điện tử vào chuỗi hệ thống cung ứng của mình, để gia tăng thêm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Vận dụng quản lý chuỗi cung ứng một cách trơn tru và có hiệu quả, sẽ mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích lớn trong sự phát triển lâu bền và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với những chia sẻ chi tiết qua các phần nội dung nói trên, đã cho chúng ta hiểu rõ hơn khái niệm, lợi ích cũng như các vấn đề trong quản lý để phát triển hơn công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khi gia nhập WTO, chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang phát triển ngày càng lớn mạnh. Ngày nay, Việt Nam có hơn 50 tỷ USD thương mại với EU và với Hoa Kỳ. Vì vậy, thương mại đã thực sự bùng nổ trong những năm qua.

Đối với công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean) đã bắt đầu ứng dụng công nghệ từ năm 2012 với mức đầu tư lên tới 25 triệu USD cho mỗi nhà máy. Theo đó, thay vì phải chào hàng cho đối tác nước ngoài trước 1 năm như trước đây, nhờ ứng dụng công nghệ 3D, việc chào hàng, thiết kế nhanh chóng hơn rất nhiều. Cùng với đó, công nghệ nano cũng giúp giảm tới 95% hóa chất cho khâu nhuộm so với trước đây; các công nghệ ozon, laser cũng giúp giảm bớt phần lớn hóa chất trong quy trình sản xuất. Với việc đầu tư đồng bộ những công nghệ này, nhà máy của VitaJean luôn sạch sẽ, năng suất cao, chất lượng ổn định.

Tại Công ty CP GreenFeed Việt Nam các trang trại cũng đã được số hóa ở nhiều khâu như cho ăn, nước uống, điều khiển nhiệt độ… và đang hướng tới mục tiêu trở thành trang trại tự động hóa. 

Để đạt được mục tiêu này cần khoản đầu tư không hề nhỏ. Trong ngành thực phẩm, GreenFeed cũng đã đầu tư cho thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng tốt hơn. Riêng mảng thức ăn chăn nuôi, do đối tượng khách hàng là các trang trại chăn nuôi, nên việc phát triển thương mại điện tử sẽ khó khăn. Theo đó, hiện GreenFeed vẫn duy trì đội ngũ nhân viên tiếp thị đi bán hàng, tiếp cận khách hàng.

Một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt, đó là làm thế nào để giảm chi phí chuỗi cung ứng. 

Để đáp ứng được mong đợi của khách hàng về giá, các doanh nghiệp đã lựa chọn phương án chuyển cơ sở sản xuất sang các nước có chi phí thấp trên thế giới, nhằm giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp, giảm thiểu các loại thuế. 

Việc có các nhà cung cấp toàn cầu đang góp phần đáng kể vào sự phức tạp xuất phát từ thời gian giao hàng kéo dài. Khách hàng không chỉ muốn giá thấp hơn, mà họ còn muốn sản phẩm của họ đúng thời gian..

Quản lý chuỗi giá trị cung ứng là một cách quan trọng để theo dõi hàng hóa giữa các bộ phận trong thời gian thực, đây có thể là một lợi thế rất lớn. Mặc dù vậy, có những thách thức mà chuỗi cung ứng phải đối mặt với các hệ thống quản lý này, do sự phức tạp ngày càng tăng. Chuỗi cung ứng hiện tại đang phát triển phức tạp do một số yếu tố như khách hàng đòi hỏi các sản phẩm phải được cung ứng đúng thời điểm, nhưng có giá cả hợp lý.

Ngày nay, khách hàng kỳ vọng ngày càng khắt khe hơn bao giờ hết. Nhưng bằng việc các doanh nghiệp chúng ta đang ngày càng đáp ứng được nhiều hơn với các mạng lưới cung ứng toàn cầu, đổi mới sản phẩm và mở rộng thị trường đã giúp các doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với các nhà quản lý chuỗi cung ứng để tối ưu hóa chuỗi giá trị của mình để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững.

Còn lại: 1000 ký tự
Đà Nẵng: Xử phạt 02 cửa hàng trưng bày để bán hàng giả mạo nhãn hiệu

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất 02 cửa hàng kinh doanh có hành vi trưng bày bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xử phạt 24 triệu đồng.

Xem chi tiết
Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 của Tổng cục Quản lý thị trường

(CHG) - Với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường tại địa phương.

Xem chi tiết
Gia Lai: Tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 03 tháng cuối năm 2024

(CHG) - Trong 9 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Gia Lai đã quyết liệt thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với mục tiêu hướng đến không có “vùng cấm” trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Xem chi tiết
Phú Yên: Kịp thời thu giữ 1.563 hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

(CHG) – Lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và ngăn chặn xe tải vận chuyển 1.563 chiếc áo, váy và áo vest có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu thương hiệu thời trang Zara, Mango đang trên đường đi tiêu thụ.

Xem chi tiết
Công ty Fushiwa Việt Nam bị xử phạt vì xâm phạm giải pháp hữu ích của Công ty Hồng Hà

(CHG) Ngày 30 tháng 09 năm 2024, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành kết luận thanh tra đối với hành vi vi phạm của Công ty Fushiwa Việt Nam. Bản kết luận này một lần nữa khẳng định công ty này đã có hành vi xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích mang tên “thiết bị điện phân nước và hệ thống xử lý nước uống trực tiếp” của Công ty Hồng Hà. Đây là một sự kiện đáng chú ý, không chỉ bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà còn vì những tác động sâu rộng mà nó mang lại cho môi trường đổi mới và sáng tạo trong nền kinh tế Việt Nam.

Xem chi tiết
2
2
2
3