(CHG) Ngày 29/5, theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2022 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước có 61 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng và 2 địa phương bị giảm.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 5 tháng tăng 8,3%
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2022 ước tính tăng 4% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo tăng 12,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,5%; ngành khai khoáng tăng 4,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%.
Tính chung 5 tháng năm 2022, chỉ số IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 10%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2021 tăng 12,5%), đóng góp 7,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,5%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4,1%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2022 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, sản xuất trang phục tăng 22%; sản xuất thiết bị điện tăng 20,4%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 16,8%; khai thác than cứng và than non, sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng cùng tăng 13,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,5%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 11,2%.
Các doanh nghiệp đã thích ứng với bối cảnh mới, khắc phục khó khăn để phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh |
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm như: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 13,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9,8%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 3%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 2,6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, khai khoáng khác cùng giảm 1,7%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi do dịch Covid-19 được kiểm soát theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP tăng cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát như: Thanh Hóa tăng 17,3%; Bắc Ninh tăng 19,9%; Quảng Nam tăng 22,4%; Bình Phước tăng 22,6%; Hà Giang tăng 25,8%; Bắc Giang tăng 45,7%...
Ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh.
Ngoài ra, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Linh kiện điện thoại tăng 21,6%; phân u rê tăng 17,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 14,5%; than sạch tăng 13,4%; thủy hải sản chế biến tăng 11,4%; bia tăng 10,5%; ô tô tăng 10,3%; bột ngọt tăng 9,5%. Một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước như: Ti vi giảm 18,2%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 9,8%; điện thoại di động giảm 7,1%; thức ăn cho thủy sản giảm 7%; xăng, dầu giảm 3,7%; sắt, thép thô giảm 3,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 1,4%.
Số lao động quay trở lại làm việc tăng trong lĩnh vực công nghiệp
Bên cạnh đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng đề cập đến số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2022 tăng 1,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,4% so với cùng thời điểm năm trước.
Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 4,5%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,1% và giảm 1,3%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8% và tăng 6%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,2% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,5% và tăng 4,8%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 1,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải không đổi và tăng 2,4%.
Đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết(CHG) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã có tân Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Xem chi tiết