Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc


(CHG) Ngày 9/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" họp phiên thứ hai. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" - Ảnh: TTXVN

Nhiều thành viên Ban Chỉ đạo phát biểu tại phiên họp đánh giá, sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 và các chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội đã vận động đông đảo nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị. Những thành tựu đó đóng góp quan trọng để đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, có lúc, có nơi sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; tiềm năng sáng tạo của nhân dân chưa được khai thác hiệu quả. Một số chủ chương, chính sách được ban hành, nhưng triển khai không tốt, gây bức xúc cho người dân. Chính vì vậy, Nghị quyết 23 phải được tổng kết một cách toàn diện, từ đó tiếp tục thống nhất chủ trương, quan điểm và đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chủ trương của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hiện Ban Chỉ đạo đã xây dựng báo cáo và có 5 lần chỉnh sửa, bổ sung để sớm trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Ảnh: TTXVN

Tại phiên họp, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung cốt lõi, là tư tưởng mang tầm chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đây là vấn đề càng làm, càng nghiên cứu và tổng kết từ thực tiễn nhiều thì càng minh chứng sự đúng đắn và càng được nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn.

Chủ tịch nước nêu rõ, Ban Chỉ đạo đã phát huy tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình tiếp thu, góp ý để hoàn thiện báo cáo, tờ trình và dự thảo Nghị quyết; đặt ra yêu cầu xây dựng các văn kiện này phải có chất lượng cao, cô đọng, sát thực tiễn; đặc biệt là phải thể hiện sâu sắc hơn mối quan hệ gắn bó giữa các giai tầng trong xã hội, bởi chính sự gắn bó này làm nên sức mạnh của dân tộc.

Nêu một số nhiệm vụ giải pháp thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới, trong đó, xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự là trung tâm, hạt nhân của đoàn kết.

Cùng với đó, trong xây dựng nhà nước pháp quyền thì bộ máy nhà nước phải trong sạch, vững mạnh. Mỗi cán bộ phải gần dân, sát cơ sở, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận một cách minh bạch, công bằng với các điều kiện phát triển. Đây chính là yếu tố vững chắc để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nền tảng để đưa đất nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/chu-tich-nuoc-chu-tri-hop-ban-chi-dao-tong-ket-20-nam-thuc-hien-nghi-quyet-ve-phat-huy-suc-manh-dai-doan-ket-toan-dan-toc-102230309174556944.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Ngành Công Thương khẳng định vị thế trụ cột của nền kinh tế trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong những năm qua đã đóng góp thiết thực vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngành Công Thương, thực hiện tái cấu trúc công nghiệp và thương mại. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu KHCN ngành Công Thương sẽ phát triển thực sự trở thành động lực quan trọng để xây dựng nền công nghiệp quốc gia hiện đại, góp phần tích cực phát triển thương mại theo hướng tăng trưởng nhanh và bền vững.

Xem chi tiết
Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài báo nghiên cứu "Chức năng giám sát của Tòa án trọng tài nhà nước đối với các Tòa án trọng tài ngoài nhà nước ở Liên bang Nga và một số gợi mở cho Việt Nam" do TS. Nguyễn Thị Huyền Trang (Giám đốc Công ty Luật Viên An, Luật sư, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) và Nguyễn Bảo Ngọc (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp

Đề tài Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất sạch trong công nghiệp do ThS. Vũ Phương Lan (Khoa Công nghệ Hóa - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ) thực hiện.

Xem chi tiết
Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Đề tài Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 do ThS. Lê Thị Diễm Phương (Giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Bài nghiên cứu "Kiểm tra, giám sát của hệ thống chính trị nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng" do ThS. Trần Tường Thụy (Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3