Chuyển giao công nghệ sinh học xử lý ô nhiễm xăng, dầu


(CHG) Việc chuyển giao công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ giải quyết một hiện trạng đang tồn tại về xử lý đất và nước bị ô nhiễm dầu, mà còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua việc tập huấn, hướng dẫn của nhà khoa học để nắm bắt và làm chủ công nghệ, qua đó giúp cho kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng được ứng dụng trong thực tiễn.
Chiều 19/7, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Lễ ký kết Chuyển giao Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2558 “Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học trên chất mang than sinh học để xử lý ô nhiễm xăng, dầu và chế phẩm vi sinh thu được bằng quy trình này” giữa Viện Công nghệ sinh học và Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Mặt trời đỏ.
Lễ ký kết Chuyển giao Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2558 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS Phan Tiến Dũng, Trưởng Ban Ứng dụng và Triển khai công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) khẳng định, việc xác lập, khai thác sáng chế và thương mại hóa kết quả nghiên cứu giữ vai trò quan trọng và là mục tiêu then chốt đối với sự phát triển của Viện Hàn lâm.
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 2558 có nguồn gốc từ nhiệm vụ phát triển công nghệ cấp Viện Hàn lâm “Hoàn thiện chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu”, thực hiện năm 2021-2023.
PGS, TS Phí Quyết Tiến, Phó viện trưởng Viện Công nghệ sinh học cho biết, việc hợp tác giữa hai đơn vị về việc chuyển giao Quyền sở hữu công nghiệp Giải pháp hữu ích sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của chế phẩm xử lý xăng, dầu ra thị trường, khẳng định khả năng thương mại các kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng và giải quyết một cách hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.
Sự hợp tác này sẽ thúc đẩy hơn nữa phong trào nghiên cứu khoa học tại đơn vị, tạo động lực để các nhà khoa học thêm nhiệt huyết, hứng khởi để đạt những dấu ấn mới trong sự nghiệp nghiên cứu và phát triển các công trình khoa học của mình.
Là cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ đứng hàng đầu cả nước, trong những năm vừa qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã luôn chủ động, sáng tạo đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ, mang tính đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhằm đưa các kết quả khoa học vào triển khai thực tiễn. Viện Hàn lâm là ngọn cờ đầu trong đăng ký sáng chế và trở thành chủ sở hữu rất nhiều Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích có giá trị.
Chỉ tính riêng năm 2021, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được cấp 63 Bằng độc quyền sáng chế và Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Con số ấn tượng về số Bằng độc quyền sáng chế, ước tính chiếm 1/3 tổng số văn bằng độc quyền sáng chế của chủ đơn người Việt và chiếm khoảng 60% tổng số văn bằng của các trường đại học và viện nghiên cứu trong cả nước. Hoạt động sở hữu trí tuệ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung, của Viện Công nghệ sinh học nói riêng được đánh giá là sôi động, hiệu quả. Hàng năm, Viện Công nghệ Sinh học đều đặn có bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích mới được cấp (khoảng từ 6 đến 12 bằng độc quyền mỗi năm).
 
Còn lại: 1000 ký tự
Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT

Bài báo "Tác động của đạo đức trí tuệ nhân tạo, thái độ và nhận thức đến hành vi sử dụng ChatGPT" do MBA. Nguyễn Lý Trường An - MBA. Trương Thị Cẩm Vân - MBA. Võ Phương Chi - TS. Lượng Văn Quốc (Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính – Marketing) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trái dừa sang thị trường Châu Âu" do TS. Nhan Cẩm Trí (Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ

Bài báo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tái lập tín hiệu điện tâm đồ" do Nguyễn Thị Thu Hồng (Khoa Ứng dụng phần mềm, Trường Cao đẳng FPT Thành phố Hồ Chí Minh) và Trương Quốc Trí* (Tác giả liên hệ: tri.truong@vlu.edu.vn, Khoa Kỹ thuật Cơ - Điện và Máy tính, Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương

Đề tài Phân tích một số kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Bình Dương do ThS. Phan Thị Cẩm Giang (NCS Học viện Hành chính Quốc gia- Giảng viên Khoa Quản lý Kinh tế Xã hội - Phân viện Học viện Hành chính tại TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI

Bài báo nghiên cứu "Phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt Nam và vai trò của thu hút FDI" do ThS. Đào Thị Việt Hằng (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3