Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại nhiệm kỳ 2024 – 2026


(CHG) Sáng 05/07/2024, Chi hội Tạp chí Điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại tổ chức Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2026 nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ vừa qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới và bầu ra ban Thư ký Chi hội có đủ năng lực, phẩm chất để lãnh đạo Chi hội.
Dự Đại hội, có: Nhà báo Phạm Lộc Ninh – Viện trưởng Viện Kỹ thuật chống hàng giả và Gian lận thương mại, Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Tổng thư ký Tạp chí Điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, Nhà báo Nguyễn Khắc Ngân - Bí thư Chi bộ Tạp chí Điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, Đại diện các phòng, ban, công đoàn của Tạp chí cùng toàn thể các đại biểu là hội viên trong Chi hội.

Tại Đại hội, Nhà báo Nguyễn Khắc Ngân - Bí thư Chi bộ kiêm Thư ký Chi hội nhà báo Tạp chí Điện tử kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 – 2026. Theo đó, nhiệm kỳ vừa qua, cơ bản các nội dung Nghị quyết đề ra đều được thực hiện tốt, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Chi hội Nhà báo đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong đơn vị phát động thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tích cực tham gia công tác hội: xuất bản các ấn phẩm của Tạp chí, đầu tư lượng bài viết chuyên sâu, trí tuệ; tham gia các hoạt động do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; Chi hội đã tham gia tích cực, chất lượng, trách nhiệm Hội Báo toàn quốc hằng năm.
Trong nhiệm kỳ, Chi hội đã thực hiện có hiệu quả việc nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho hội viên; cử hội viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; quan tâm bồi dưỡng, kèm cặp cho các nhà báo trẻ. Hằng năm Tạp chí đều có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. 
Phong trào thi đua “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Luật Báo chí, Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được triển khai thực hiện tốt, đi vào chiều sâu. Chi hội cũng từng bước nâng cao vai trò, vị trí của mình, chủ động đề xuất ý kiến hỗ trợ kinh phí hoạt động, nâng cao chất lượng tin, bài, chi trả nhuận bút… Về công tác kiểm tra, Chi hội Nhà báo Tạp chí đã hết sức quan tâm nên từng bước đi vào nề nếp, việc kiểm tra, đánh giá về công tác thi đua, khen thưởng, công tác thu, nộp hội phí hằng năm, bảo đảm đúng quy định đề ra.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trên, trong báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ban Thư ký Chi hội cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, tồn tại trong nhiệm kỳ 2021 – 2023, như: hoạt động, sinh hoạt của Chi hội chưa phong phú; công tác thi đua, khen thưởng của Chi hội chưa được tiến hành thường xuyên; hạn chế trong tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia đề án hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao…
Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua, Chi hội Nhà báo Tạp chí đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trong nhiệm kỳ 2024 – 2026 với trọng tâm hoạt động là không ngừng góp phần tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Tạp chí nâng cao hơn nữa chất lượng nghiệp vụ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên; liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức các ấn phẩm. Bên cạnh đó, Chi hội sẽ thực hiện hiệu quả nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cho hội viên; chú trọng bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho hội viên; quan tâm, kèm cặp các nhà báo trẻ; đề xuất với Lãnh đạo Quỹ, Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Tạp chí đổi mới mô hình tòa soạn tạp chí theo hướng hiện đại, tiếp cận với phong cách tác nghiệp chuyên nghiệp, hiện đại…
Các đại biểu dự Đại hội đã có nhiều ý kiến tham luận, đóng góp nhằm nâng cao chất lượng công tác Hội, công tác chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chính trị của Tạp chí. Đồng thời, đề nghị Ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tạp chí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng Chi hội Tạp chí ngày một vững mạnh.

Đại hội đã bầu Ban Thư ký Chi hội nhiệm kỳ 2024 – 2026, gồm 3 đồng chí: nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Tổng Thư Ký; nhà báo Nguyễn Khắc Ngân, Bí thư Chi bộ Tạp chí và Phóng viên Nguyễn Văn Thi.
Còn lại: 1000 ký tự
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Mẫu Sơn, Lạng Sơn do Phạm Thu Hương (Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh - Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận

Bài viết nghiên cứu "Quy chế pháp lý về sử dụng đất trong các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế - Một số điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và bình luận" do ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương (Giảng viên Khoa Luật - Trường Đại học Văn Lang) thực hiện.

Xem chi tiết
Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Đề tài Phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do ThS. Nguyễn Hương Liên (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
​Nghịch lý thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam

(CHG) Trong những năm gần đây, thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm nội địa. Tuy nhiên, một nghịch lý khá “thú vị” đang tồn tại: nhiều sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại Việt Nam, bán qua các đội nhóm, hội nhóm, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm spa, bán trực tuyến… có giá rất cao, thế nhưng nhiều sản phẩm lại không minh bạch thông tin, quảng cáo quá sự thật, có dấu hiệu kém chất lượng, lừa dối người tiêu dùng, thậm chí chứa chất cấm. Bài viết không nêu cụ thể những đơn vị, cá nhân, tổ chức, cũng như hình ảnh cụ thể về sản phẩm liên quan đến nghịch lý đang tồn tại trong nghành sản, xuất kinh doanh mỹ phẩm. Bài viết cũng không so sánh cụ thể về giá cả, chất lượng của các thương hiệu mỹ phẩm với nhau, cũng như quy chụp ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước. Bài viết đưa ra góc nhìn khoa học, phản biện về những thực trạng đang tồn tại trong ngành sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam, một số "con sâu làm rầu nồi canh".

Xem chi tiết
Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản

Bài nghiên cứu "Một số đề xuất điều chỉnh pháp luật về đất xây dựng công trình ngầm Việt Nam, gợi mở từ kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản" do Hồ Hoàng Thu Lê, Hồ Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Hoàng Thuận (Sinh viên Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia - Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3