Đẩy mạnh trồng nguyên liệu tại chỗ để giảm giá thành chăn nuôi


(CHG) Giá lợn trong nước có xu hướng giảm phản ánh đúng xu hướng chung của thị trường toàn cầu trong suy thoái kinh tế. Bộ NN&PTNT đã làm việc với nhiều tập đoàn lớn thúc đẩy trồng nguyên liệu tại chỗ để cân đối giá thành thức ăn chăn nuôi.

Chưa có tín hiệu giá lợn có thể tăng trở lại ngay. Ảnh minh họa

Xu hướng giảm giá thịt lợn toàn cầu

Nói về xu hướng giá thịt lợn giảm trong thời gian vừa qua, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng nguyên nhân chủ yếu vì hiện nay việc sản xuất thịt lợn rơi vào tình trạng "cung" vượt "cầu".

Ông Dương nhấn mạnh: "Sức mua trong nước không tăng nhưng thịt lợn sản xuất trong nước và nhập khẩu đều tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân hiện nay cũng không nhiều như những năm trước. Người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm khác như tôm, cá, thịt bò, thịt gia cầm...".

Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, thời gian tới người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ sẽ giảm dần việc tái đàn nhưng sẽ giảm theo xu hướng từ từ vì chưa có tín hiệu giá lợn có thể tăng trở lại ngay.

Tại họp báo thường kỳ quý I/2023 ngày 31/03 của Bộ NN&PTNT, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết giá lợn hơi đang thấp không phải chỉ ở Việt Nam mà là xu hướng chung của toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng và tiếp sau đó là suy giảm kinh tế nói chung khiến người dân thắt chặt chi tiêu.

Ông Chinh thông tin chi tiết: "Từ quý IV/2022 đến nay, giá lợn hơi ba miền liên tục đi ngang, ngay cả trong cao điểm tiêu thụ Tết Nguyên đán. Cập nhật đến ngày 31/03, giá lợn đang ở mức 47.000 – 50.000 đồng/kg, giảm 5 - 10% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 40 - 45% so với cùng kỳ năm 2020, 2021".

So sánh ngay với Trung Quốc, ông Chinh cho biết: "Trung Quốc có thời điểm năm 2022 giá lợn hơi cao hơn của Việt Nam 25.000 – 27.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã ngang với Việt Nam là 2,1USD/kg, tương đương hơn 49.000 đồng/kg. Tương tự, giá lợn hơi của Philippines, Thái Lan cũng ở mức thấp".

Lý giải thêm về nguyên nhân giá thành sản xuất chăn nuôi lợn đang cao, ông Chinh cho biết: "Dịch Covid-19 đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao và liên tục, cho đến thời điểm này cũng chưa thể khẳng định được đến khi nào giá thức ăn chăn nuôi ổn định trở lại".

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Cần bám sát các thông tin hướng dẫn sản xuất giảm giá thành

Ông Tống Xuân Chinh cho biết, để cân bằng được thị trường chăn nuôi lợn cần nắm bắt được thông tin thị trường. Theo ông Chinh, thực tế nhiều nông hộ và các trang trại chăn nuôi thời gian qua (khi chăn nuôi đang "được" giá) rất tập trung vào áp dụng công nghệ để cải thiện năng suất. Trong khi đó, khi thị trường có dấu hiệu giảm "cầu" nhiều nông hộ vẫn tăng việc tái đàn.

Cục phó Cục Chăn nuôi cho rằng, để giải quyết khó khăn cho người chăn nuôi và doanh nghiệp, thị trường là mấu chốt. Ngoài việc cung ứng cho thị trường trong nước, người chăn nuôi và doanh nghiệp cần chuyên nghiệp hơn để có thể xuất khẩu những sản phẩm chăn nuôi đang dư thừa, giảm bớt sức ép cho thị trường.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật cụ thể nhằm giảm giá thành sản xuất như phối trộn thức ăn chăn nuôi tại chỗ, tận dụng tối đa các nguyên liệu của địa phương, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo mục tiêu đa giá trị.

Đồng thời, trong bối cảnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn neo cao, Cục Chăn nuôi đã đề xuất Bộ NN&PTNT giảm 2% thuế với đậu tương và khô dầu, Bộ đã có báo cáo lên Chính phủ về vấn đề này.

Liên quan đến mảng thức ăn chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT đã đề nghị các tập đoàn như C.P, Deheus trồng nguyên liệu (sắn, ngô, đậu tương) tại chỗ để cân đối giá thành thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng giải pháp tốt nhất để bình ổn được giá thịt lợn vẫn là nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí thức ăn. Đồng thời tăng chế biến và tiến tới xuất khẩu để giảm sức ép tiêu thụ tại thị trường trong nước./.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/day-manh-trong-nguyen-lieu-tai-cho-de-giam-gia-thanh-chan-nuoi-102230331125922467.htm

Còn lại: 1000 ký tự
Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế - Trường Đại học Giao thông Vận tải

Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng việc làm và các kỹ năng cần thiết cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế, Trường Đại học Giao thông Vận tải. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế trong năm đầu tiên khá cao (84,58%), chủ yếu làm việc trong khu vực tư nhân (80,2%) và tỷ lệ làm việc không đúng ngành đào tạo có xu hướng tăng. Các kỹ năng cần thiết để tăng khả năng có việc làm đúng ngành đào tạo là hiểu biết về kinh tế, xã hội, ngoại ngữ; kỹ năng tìm kiếm và đúc kết thông tin; kỹ năng làm việc hybrid; kỹ năng ra quyết định; khả năng chịu áp lực công việc,…

Xem chi tiết
Rủi ro xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ cao: Thực trạng và một số khuyến nghị

TÓM TẮT: Việt Nam có rất nhiều nông sản nổi tiếng đã gây tiếng vang trên trường quốc tế như gạo ST25 được công nhận là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 do The Rice Trader tổ chức, hay quả vải được đón nhận ở Nhật Bản, Úc,… Thương hiệu nông sản Việt Nam ngày càng tiếp cận đến những thị trường khó tính và màu mỡ hơn. Việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nông sản Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp thông tin về một số rủi ro ở các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình. Từ khóa: rủi ro, thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

Xem chi tiết
Biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc

(CHG) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Xem chi tiết
Xung đột quyền giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu - Kinh nghiệm từ vụ việc thực tiễn

Tóm tắt: Đặc thù thổ nhưỡng và sự đa dạng văn hóa các vùng miền Việt Nam dẫn đến hiện tượng nhiều sản phẩm địa phương có chất lượng gắn kết nhất định với nguồn gốc địa lý. Mức độ gắn kết này không phải lúc nào cũng đủ thuyết phục cộng đồng địa phương quan tâm việc quảng bá sản phẩm, nhưng vẫn có những cá nhân, tổ chức mạnh dạn đầu tư và có nguyện vọng đăng ký nhãn hiệu là tên địa danh. Nhiều trường hợp, chính những cá nhân, tổ chức đi đầu đó lại chịu thiệt thòi khi phải từ bỏ thành quả đầu tư, do xung đột quyền với chỉ dẫn địa lý mà cộng đồng người sản xuất địa phương đồng lòng yêu cầu bảo hộ khi danh tiếng sản phẩm nâng cao. Đây là thực trạng được tác giả tìm hiểu và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, nhằm hài hòa quyền lợi của các chủ thể. Từ khóa: xung đột quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, địa danh.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh

(CHG) Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 198/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 03 địa phương là Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu.

Xem chi tiết
2
2
2
3