Ngày 6-11, tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đã chính thức vận hành, khai thác thương mại giai đoạn 1 với tần suất từ 6-15 phút/chuyến.
Sự kiện này được người dân Hà Nội, nhất là những người có nhu cầu đi lại trên tuyến đường thuộc loại đông đúc nhất Thủ đô mong chờ từ lâu, bởi đường sắt trên cao đi vào hoạt động sẽ đánh dấu bước phát triển của vận tải hành khách công cộng, góp phần quan trọng giúp người dân đi lại nhanh chóng, thuận lợi, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Thực tế những năm qua, người dân đã rất sốt ruột, thậm chí kêu ca, phàn nàn nhiều vì dự án này bị chậm tiến độ, không kịp thời “gỡ khó” cho tuyến giao thông trọng điểm, thường xuyên bị quá tải, ùn tắc, lưu thông rất khó khăn.
Thế nhưng, khác hẳn với đại đa số người dân rất mong tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoạt động, thì một số phần tử lại ra sức kêu gọi “tẩy chay”, vận động người dân không sử dụng tàu điện này với lý do: Đó là đường sắt “Tàu” (!); đó là công trình điển hình về tham nhũng và chậm tiến độ (!); ai đi tàu điện này là… không yêu nước (!)
![]() |
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông đi vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường trọng điểm này. Ảnh: Mạnh Hưng |
Trước đó, ngay từ khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được khởi công xây dựng, những đối tượng này đã ra sức chống phá: Nào là Trung Quốc làm tuyến đường sẽ “trấn yểm long mạch” Thủ đô của Việt Nam, “chặn linh khí quốc gia” làm cho nước ta lụi bại (!); lãnh đạo Việt Nam sợ Trung Quốc nên buộc phải giao cho Trung Quốc làm tổng thầu (!); công nghệ tàu điện và đường sắt trên cao của Trung Quốc lạc hậu (!)…
Đặc biệt, khi tuyến đường thi công chậm tiến độ, điều chỉnh, phát sinh nhiều hạng mục dẫn đến đội vốn (từ hơn 8.000 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng) thì các đối tượng càng lợi dụng để vu khống, chống phá quyết liệt. Dù không có bằng chứng, cơ sở nào nhưng họ vẫn ngang nhiên suy diễn, vu cáo rằng “các nhà lãnh đạo Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải, TP Hà Nội tham nhũng rất nhiều từ dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông” (!)
Âm mưu, bộ mặt thật của những đối tượng này đã bộc lộ rõ nhất ở chỗ: Mỗi lần dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông gặp sự cố (tai nạn lao động, chậm tiến độ…) thì chúng “vui như mở cờ” vì có cớ để thổi phồng, chống phá; còn khi công trình triển khai thuận lợi, được đơn vị liên danh tư vấn độc lập của Pháp (ATC) cấp chứng nhận an toàn, chạy thử thành công, được toàn bộ 9/9 thành viên Hội đồng kiểm tra Nhà nước chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện để đưa vào vận hành, khai thác thương mại (ngày 29-10 vừa qua) thì chúng lại vô cùng tức tối.
Bởi, thực tâm những đối tượng này chỉ mong tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông (và các công trình khác ở Việt Nam) trở thành phế tích để có cớ chống phá Đảng, Nhà nước ta, chứ chúng hoàn toàn không xót gì tiền bạc của nhà nước và nhân dân, cũng không cần biết nỗi khổ của người dân khi đi lại khó khăn, giao thông ách tắc.
Chủ trương xây dựng tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông là hoàn toàn đúng, nhưng quá trình triển khai thực hiện dự án có nhiều thiếu sót do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, dẫn đến dự án chậm tiến độ gần 6 năm và đội vốn hơn gấp đôi so với dự toán ban đầu. Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước kết luận rõ ràng và Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội đã công khai giải trình từng vấn đề mà báo chí và nhân dân có ý kiến, nêu trách nhiệm cụ thể đối với từng thiếu sót.
Nếu công dân không đồng tình với những kết luận, giải trình đó, có bằng chứng về những sai phạm thì hoàn toàn có thể đề nghị, thậm chí tố cáo để các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, làm rõ theo đúng quy định của pháp luật. Đảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích nhân dân phát huy vai trò giám sát và chủ động tố giác khi phát hiện những sai phạm, chứ không hề cấm đoán việc này; nếu có sai phạm thì Đảng, Nhà nước sẽ xử lý nghiêm như thực tiễn đã chứng minh.
Thế nhưng, việc một số đối tượng cố tình kêu gọi “tẩy chay tàu điện Cát Linh-Hà Đông” với những lý do chỉ có tính suy diễn, quy chụp, vu khống (hoàn toàn không có cơ sở nào) là không thể chấp nhận, cần phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng không thể có chuyện tùy tiện suy diễn, quy chụp, vu cáo người nào đó tham nhũng trong khi không có bằng chứng gì. Khi xem xét bất kỳ sự việc gì cũng phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển, chứ không thể phiến diện, thành kiến, chủ quan, “vơ đũa cả nắm”, áp đặt ác ý, gây tổn hại danh dự, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân.
Thiết nghĩ, việc kêu gọi “tẩy chay tàu điện Cát Linh-Hà Đông” để nhằm mục đích gì, có lợi cho ai và gây thiệt hại cho ai thì tất cả những người có lương tri đều biết tỏng. Có những kẻ ra sức kêu gọi, chỉ mong người dân không đi tàu đó, để rồi lại có cớ rêu rao, phủ nhận hiệu quả của một chủ trương đúng, từ đó cho rằng việc quyết định làm tuyến đường này không phải vì sự đi lại thuận lợi của nhân dân, vì tiến bộ và văn minh đô thị mà vì… lợi ích nhóm (chúng hướng tới mục đích sâu xa là gây mất lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước).
Bên cạnh đó, cũng có một số người a dua, hùa theo bởi sự đi lại thuận lợi của nhân dân phần nào làm giảm thu nhập của họ. Đó là bản chất của vấn đề mà mọi người cần tỉnh táo nhận rõ để có thái độ, ứng xử đúng đắn, không mắc phải những mưu đồ đen tối gây tổn hại cho nhân dân, đất nước và phụ công sức, sự nỗ lực của bao người.
Nguồn: Báo Quân Đội Nhân Dân
(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.
Xem chi tiết