Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 9/1/2024 chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia.
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công điện nêu: Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nói chung, nhất là các dự án, công trình giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã tạo ra những chuyển biến tích cực, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, tích cực đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án cho các bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan tới quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý định mức, giá xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng thông thường đối với các dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án giao thông trên cả nước.
Để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, nhất là dự án, công trình giao thông góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu rà soát sửa đổi, bổ sung điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quản lý chi phí đầu tư xây dựng bảo đảm phù hợp với thực tế và khả thi trong triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện trong tháng 3 năm 2024.
Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các định mức đã được Bộ Xây dựng ban hành theo thẩm quyền nhưng chưa phù hợp hoặc còn thiếu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 4 năm 2024.
Chủ động phối hợp với các bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, địa phương tổ chức xây dựng định mức dự toán đặc thù của chuyên ngành, của địa phương có công nghệ thi công, điều kiện thi công, vật liệu xây dựng mới hoặc chưa có trong hệ thống định mức hiện hành.
Tích cực hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (hàng quý hoặc sớm hơn nếu cần thiết), đơn giá nhân công xây dựng (hàng năm hoặc sớm hơn nếu cần thiết) bảo đảm kịp thời, đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, đúng quy định pháp luật; kiểm tra tình hình thực hiện tại các địa phương có các dự án công trình giao thông trọng điểm.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, tổ chức xác định danh mục, lập kế hoạch rà soát định mức dự toán các công tác xây dựng đặc thù của ngành đồng thời tổ chức xây dựng các định mức dự toán thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải gửi Bộ Xây dựng có ý kiến trước khi ban hành.
Chỉ đạo các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án thực hiện nghiêm việc lập, xác định, quản lý, quyết định việc sử dụng các định mức dự toán điều chỉnh, định mức dự toán mới cho công trình theo thẩm quyền làm cơ sở xác định giá xây dựng công trình quy định tại Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ.
Chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án, trường hợp cần thiết phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh để đảm bảo đủ nguồn vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án theo quy định.
Phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát để hoàn thiện các định mức xây dựng bảo đảm phù hợp với đặc điểm của ngành giao thông vận tải.
Phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xử lý theo thẩm quyền, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, đất lúa… trong quá trình triển khai các dự án giao thông vận tải.
Khẩn trương hoàn thành, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án hạ tầng giao thông trước ngày 20 tháng 01 năm 2024, làm cơ sở để cấp phép khai thác, chủ động nguồn vật liệu, giảm phụ thuộc vào cát sông.
Khẩn trương xây dựng và ban hành Quy chuẩn thiết kế đường bộ cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 794/CĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2023 làm cơ sở để quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống đường bộ cao tốc, các nút giao kết nối; hoàn thành trong quý I năm 2024.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo rà soát tăng cường phân cấp, phân quyền; phân nhóm các loại khoáng sản trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản theo hướng tách riêng nhóm khoáng sản làm vật liệu san lấp để có quy định riêng về khai thác vật liệu san lấp nhằm đơn giản hoá tối đa các trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ, trình Chính phủ trong tháng 02 năm 2024.
Khẩn trương hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục khai thác cát biển đã được đánh giá tài nguyên để kịp thời khai thác phục vụ nhu cầu vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về Thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.
Phối hợp chặt chẽ với các địa phương để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc về việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; công tác chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa phục vụ các dự án đầu tư xây dựng phục vụ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Công điện của Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chức năng, đơn vị liên quan kịp thời công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng (hàng quý hoặc sớm hơn nếu cần thiết), đơn giá nhân công xây dựng (hàng năm hoặc sớm hơn nếu cần thiết) bảo đảm đầy đủ, phù hợp với giá thị trường, đúng quy định pháp luật; chủ động phối hợp với Bộ Xây dựng, triển khai ban hành định mức đặc thù tại địa phương.
Tiếp tục rà soát các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp trên địa bàn, chủ động phối hợp với các địa phương lân cận để quy hoạch, cấp phép các mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp đảm bảo đủ vật liệu theo tiến độ cho nhu cầu thi công của các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Chỉ đạo chủ đầu tư/ban quản lý dự án rà soát Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng của các dự án giao thông để kịp thời bổ sung, điều chỉnh bảo đảm đủ nguồn và công suất khai thác vật liệu san lấp cho nhu cầu của dự án, nhất là các dự án khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các chủ đầu tư, nhà thầu thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá chuyển nhượng, thuê đất bảo đảm phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá; có chế tài để xử lý các trường hợp cố tình nâng giá, “ép giá”, đầu cơ đất khu vực mỏ; tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến trồng rừng thay thế, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này.
Nguồn: Tạp chí Công thương
(CHG) Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại (CHG) đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để tri ân, ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, đồng thời khẳng định vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của Tạp chí trong công cuộc phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại và buôn lậu trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra đời, đánh dấu sự khai sinh của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Từ đó đến nay, 100 năm đã trôi qua, một thế kỷ của bản lĩnh, dấn thân, sáng tạo và đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại chặng đường vẻ vang ấy, chúng ta không chỉ tri ân những người làm báo qua các thời kỳ mà còn thấy rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới.
Xem chi tiết(CHG) Năm 2025 đánh dấu một cột mốc lịch sử đặc biệt: tròn 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Trên hành trình một thế kỷ đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là “vũ khí tư tưởng” sắc bén, mà còn là tuyến đầu trong nhiều cuộc đấu tranh không tiếng súng. Đặc biệt, trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại và buôn lậu ngày càng tinh vi, báo chí tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trở thành cánh tay nối dài của các lực lượng chức năng, cùng xã hội xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Xem chi tiết(CHG) Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP HCM chiều 5/6/2025, câu phát biểu ngắn gọn nhưng đầy trăn trở của ông Nguyễn Quang Huy, Chi cục phó Quản lý thị trường TP HCM đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận: “Nhiều tiểu thương coi tiền phạt như một phần chi phí kinh doanh”.
Xem chi tiết(CHG) Bên cạnh sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử thì tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được rao bán tràn lan trên mạng internet, trên các nền tảng giao dịch trực tuyến đang là vấn đề nhức nhối của xã hội.
Xem chi tiết