Hà Nội: ​Tăng phí bảo vệ môi trường đối với 8 loại khoáng sản


(CHG) Mới đây, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với 8 loại khoáng sản đang được khai thác trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, sửa đổi mức thu phí tại điểm b khoản 4 Phần B Danh mục các khoản phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của HĐND thành phố Hà Nội về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố, như sau:

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: 8.000 đồng/m3. Các loại đá khác (Đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan): 48.00 đồng/m3. Các loại cát khác (Cát san lấp, cát xâ dựng...): 7.600 đồng/m3. Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: 3.200 đồng/m3. Đất sét, đất làm gạch, ngói: 3.200 đồng/m3. Cao lanh: 11.200 đồng/m3. Nước khoáng thiên nhiên: 4.800 đồng/m3. Than bùn 16.000 đồng/tấn.

Đối với trường hợp khoáng sản không có trong danh mục nêu trên thì áp dụng mức thu tối đa theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Hà Nội tăng phí bảo vệ môi trường đối với 8 loại khoáng sản

Hà Nội tăng phí bảo vệ môi trường đối với 8 loại khoáng sản

Hiện nay, theo tờ trình của UBND thành phố, thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố đang dần cạn kiệt, việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là các hoạt động khai thác cát, đất đá. Tuy nhiên, quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Hà Nội đã lâu không còn phù hợp với thực tiễn. Do vậy, cần thiết sửa đổi mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng điều chỉnh tăng mức thu phí hiện hành, theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 115/2020/QH14, đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường và vị thế của Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, việc tăng mức thu phí cũng tạo được nguồn thu ngân sách từ khoản thu phí để đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Còn lại: 1000 ký tự
Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến

Bài báo nghiên cứu "Nhận thức của sinh viên về ngân hàng số tại Trường Đại học Văn Hiến" ThS. Đào Văn Hảo (Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Văn Hiến) và ThS. Nguyễn Huỳnh An (Khoa Kinh doanh & Luật, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn) thực hiện.

Xem chi tiết
Một số giải pháp phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Bài báo Một số giải pháp phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam do ThS. Nguyễn Phương Linh (Khoa Quản trị và Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
Dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hệ số Z-Score

Bài báo Dự báo rủi ro phá sản của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua hệ số Z-Score do TS. Nguyễn Văn Quang – TS. Mai Tuấn Anh (Trường Đại học Mở Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
Tác động thanh toán điện tử tới quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên

Tác động thanh toán điện tử tới quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên do Phạm Quốc Huân (Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Điện lực) thực hiện

Xem chi tiết
Giải pháp giữ chân khách hàng bảo hiểm nhân thọ qua hành vi mua chéo sản phẩm ngân hàng

Đề tài Giải pháp giữ chân khách hàng bảo hiểm nhân thọ qua hành vi mua chéo sản phẩm ngân hàng do TS. Trần Văn Hải - TS. Trần Phương Thảo (Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Mở Hà Nội) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3