(CHG) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong giai đoạn từ ngày 21/7-20/8, dự báo có khoảng 01 - 02 cơn áp thấp nhiệt đới/ bão (bão số 2, bão số 3) hoạt động trên Biển Đông.
Từ 21/7 - 20/8/2023: có khoảng 1- 2 cơn áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông
Theo bản tin dự báo thời tiết tháng của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu thế khí hậu thời hạn tháng từ 21/7-20/8/2023 như sau:
Xu thế nhiệt độ trung bình: Nhiệt độ trung bình thời kỳ từ 21/7-20/8 tại Bắc Bộ và Trung Bộ cao hơn từ 0,5-1,0 0C các khu vực khác phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C
Xu thế lượng mưa: Trong thời kỳ dự báo, tổng lượng mưa tại vùng núi và Trung du Bắc Bộ, khu vực Trung Bộ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm; khu vực Đồng bằng, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến cao hơn TBNN từ 5-20%. (Hình 4b).
Cảnh báo thời tiết nguy hiểm
Nắng nóng có khả năng xuất hiện trong những ngày cuối tháng 7 và tiếp tục còn xuất hiện đan xen với các đợt mưa trong tháng 8 tại các khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, riêng Trung Bộ có thể xảy ra những ngày có nắng nóng gay gắt trong thời kỳ dự báo.
Mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá: Hiện tượng mưa dông lốc, sét, có thể kèm theo mưa đá vẫn tiếp tục xuất hiện trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Tại khu vực Bắc Bộ, mưa sẽ tập trung nhiều trong khoảng nửa đầu tháng 8/2023.
Bão, áp thấp nhiệt đới: Trong giai đoạn từ ngày 21/7-20/8, dự báo có khoảng 01- 02 cơn áp thấp nhiệt đới/ bão (bão số 2, bão số 3) hoạt động trên Biển Đông.
Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: Do tác động của nắng nóng, tập trung nhiều ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ ở khu vực dân cư, khu vực sản xuất do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, đặc biệt ở khu vực Miền Trung.
Trong thời kỳ này, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới/ Bão trên Biển Đông. Dải hội tụ nhiệt đới cũng là tác nhân gây ra gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh ở các vùng biển phía Nam. Do vậy, cần đề phòng gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản của ngư dân.
Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn
Hiện nay (22/7), ở trạm Huyền Trân đã có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 9.
Dự báo: từ chiều tối ngày 22/7 đến ngày 23/7, ở vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m.
Ngoài ra, từ chiều tối ngày 22/7 đến ngày 23/7, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Cảnh báo: Từ đêm 23/7 đến ngày 24/7, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, vùng biển phía Nam của khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-3,0m, biển động.
Khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão số 2
Trước đó, ngày 19/7, TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trên dải hội tụ nhiệt đới hình thành bão Talim (bão số 1) vừa qua đã hình thành thêm các vùng xoáy thấp mới.
Khả năng trong 1-2 ngày tới vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và bão.
Theo ông Hoàn Phúc Lâm, khả năng cao đây sẽ là cơn bão số 2 ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày cuối tháng 7.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của rìa ra phía Nam hoàn lưu sau bão số 1 (bão Talim), miền Bắc tiếp tục có mưa, đặc biệt đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi...
Elnino có thể gây ra những cơn bão mạnh, mưa lớn cực đoan
Chia sẻ nhận định về ảnh hưởng của bão số 1, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, bão số 1 hoạt động trên dải hội tụ nhiệt đới, không phải cơn bão độc lập nên ngoài gây mưa trong thời điểm bão còn tiếp tục gây mưa sau hoàn lưu bão.
"Không loại trừ khi dải hội tụ nhiệt đới sau cơn bão số 1 có khả năng cuối tuần này hoặc đầu tuần sau có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới, bão số 2 trên Biển Đông", ông Nguyễn Văn Hưởng lưu ý.
Trưởng Phòng Dự báo thời tiết Nguyễn Văn Hưởng cho biết thêm, hiện tại do tác động của Elnino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương), số lượng bão hoạt động trên Biển Đông cũng như tác động đến đất liền Việt Nam ít hơn so với trung bình nhiều năm.
Bài báo nghiên cứu "Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy ngành Hải quan của một số quốc gia" do ThS. Nguyễn Trà My (Trường Đại học Sunderland London Campus, Vương quốc Anh) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Tài chính ngân hàng do ThS. Đặng Thu Trang (Khoa Tài chính – Ngân hàng & Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) thực hiện.
Xem chi tiếtĐề tài Nguồn vốn cho doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số do ThS. Trần Thúy Nga (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) thực hiện.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp khu vực miền Trung”.
Xem chi tiết(CHG) Ngày 14/11, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Xem chi tiết