Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành theo 2 đợt trong 22,5 ngày


Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 27, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đến nay công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất để sẵn sàng phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/10/2023
Toàn cảnh Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 17/10/2023

Cụ thể, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đến nay, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được ý kiến góp ý của 63/63 Đoàn đại biểu Quốc hội và một số đại biểu Quốc hội; các ý kiến cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình, đồng thời đề nghị một số vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tiếp tục đề nghị bổ sung một số nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6.

Về dự kiến nội dung Kỳ họp thứ 6, thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp thu ý kiến của Chính phủ và một số cơ quan, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị điều chỉnh dự kiến nội dung như sau:

Bổ sung việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Bổ sung 3 Báo cáo của Chính phủ (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về: Lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm; Tình hình thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 về điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11; Tiến độ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh.

Việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thể hiện trong Nghị quyết chung của Kỳ họp (không ban hành Nghị quyết riêng).

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường

Về dự kiến chương trình chi tiết, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến góp ý, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến tiếp thu, điều chỉnh thứ tự, thời điểm, thời gian xem xét một số nội dung cho phù hợp, trong đó, không bố trí trình bày các báo cáo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 mà chỉ bố trí Quốc hội thảo luận nội dung này cùng với các nội dung về kinh tế - xã hội; bố trí Quốc hội thảo luận riêng tại Tổ về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); không bố trí Quốc hội làm việc ngày thứ 7; đồng thời đề nghị:

Giữ nguyên tổng thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 03 ngày.

Tách riêng việc trình bày các báo cáo hằng năm về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước với các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện các kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành Phiên họp

Như vậy, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 22,5 ngày; khai mạc vào ngày 23/10/2023 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 29/11/2023. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội; Kỳ họp tiến hành theo 02 đợt, cụ thể:

Đợt 1 là 15 ngày: Từ ngày 23-10 đến ngày 10-11-2023;

Đợt 2 là 7,5 ngày: Từ ngày 20-11 đến sáng ngày 29-11-2023.

Về chuẩn bị tài liệu kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chù nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, thời gian qua, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ để chuẩn bị các nội dung bảo đảm yêu cầu để kịp trình Quốc hội. Đến thời điểm này các nội dung của kỳ họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Mặc dù công tác chuẩn bị kỳ họp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sát sao, các cơ quan hữu quan chuẩn bị từ sớm nhưng hiện nay vẫn còn tài liệu của 6 nội dung của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình Quốc hội xem xét, quyết định và 28 nội dung gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu vẫn chưa được gửi Văn phòng Quốc hội để gửi các vị đại biểu Quốc hội (có phụ lục kèm theo); nhiều báo cáo thẩm tra và một số báo cáo của Chính phủ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương hơn nữa để hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung, kịp gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc Kỳ họp.

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp

Liên quan đến công tác chuẩn bị, Văn phòng Quốc hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh,… Đến nay, đã cơ bản hoàn tất để sẵn sàng phục vụ kỳ họp, dự kiến sẽ tổ chức họp báo trong nước và quốc tế trước kỳ họp vào ngày 19/10/2023.

Nguồn: TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

Còn lại: 1000 ký tự
Thủ tướng: Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm và chấp nhận rủi ro

Sáng 12/5, tại Đại học Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VI.

Xem chi tiết
Khẩn trương thực hiện ngay thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng.

Xem chi tiết
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới

​CHG - Thời gian qua, Học viện Kỹ thuật quân sự không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 26-1-2022, của Bộ Chính trị, “Về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo” (Nghị quyết số 08-NQ/TW) và đạt được những kết quả nổi bật. Để tiếp tục phát huy thành tựu đã có, Học viện cần tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, đột phá hơn nữa, từ đó góp phần đắc lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển mạnh mẽ ngành khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam trong bối cảnh mới.

Xem chi tiết
Hoàn thiện lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

CHG - Lý luận về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam hiện nay là thành quả của tiến trình đổi mới, đồng thời phản ánh quỹ đạo “tiến hóa tất yếu” của mô hình kinh tế thị trường đương đại. Thông qua tác phẩm của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những luận giải, bổ sung nhiều quan điểm mới, góp phần hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Xem chi tiết
Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài nghiên cứu "Thực trạng áp dụng pháp luật về M&A ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" do ThS. PHẠM NGỌC ANH (Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3