Lãi suất đang và sẽ tiếp tục giảm


(CHG) Chiều 3/6, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Thanh Hà bày tỏ tin tưởng rằng mặt bằng lãi suất đang giảm và cũng sẽ giảm trong thời gian tới.
Trả lời câu hỏi về tình trạng một số ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng, trong khi một số ngân hàng vẫn còn, ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc NHNN cho biết, từ đầu năm, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chung khoảng 14-15% và đã phân bổ hợp lý cho các ngân hàng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà.
Đến hết tháng 5, tín dụng của nền kinh tế đạt trên 12,8 triệu tỷ đồng, tăng khoảng trên 3,17% so với cuối năm 2022.
Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, theo Phó Thống đốc, thị phần tín dụng chiếm khoảng 44%, nhưng tăng trưởng mới được khoảng 35% so với mức mà NHNN đã giao. Trong khi đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần, nhưng tăng trưởng mới đạt khoảng một nửa mức được giao.
“2 nhóm này chiếm khoảng 91% thị phần tín dụng, vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm”, Phó Thống đốc cho hay.
Phân tích thêm về vấn đề tín dụng, theo Phó Thống đốc NHNN, năm 2022, tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của NHNN không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, năm nay nhích hơn một chút, từ 14% đến 15% mà tín dụng tăng thấp như thế, rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, yếu hơn đáng kể so với năm ngoái.
Ông Phạm Thanh Hà cho rằng, có 3 nguyên nhân chính, bao gồm: doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong đầu ra tiêu thụ nên thiếu đơn hàng, dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần gặp phải tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi nên chưa đáp ứng được điều kiện tiếp cận vay vốn của ngân hàng. Ngoài ra, liên quan đến tín dụng bất động sản thì do thị trường gặp khó khăn, ít có dự án mới được triển khai, thiếu hụt nguồn cung, giảm nhu cầu vay vốn lớn.
Trước tình hình này, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết, ngành ngân hàng đưa ra giải pháp là tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 5 vừa qua, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Lãi suất cho vay của các khoản vay mới bình quân là 9,07%, giảm 0,9% so với cuối năm 2022.
“Với số liệu như thế này, chúng tôi tin tưởng rằng mặt bằng lãi suất đang giảm và cũng sẽ giảm trong thời gian tới”, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà bày tỏ.
Đối với khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ cho nên NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Nên NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức triển khai chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có đối với doanh nghiệp. Còn dư nợ mới, yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện.
“Rõ ràng, hệ thống ngân hàng huy động vốn để cho vay, cho nên những khách hàng đủ điều kiện chắc chắn sẽ tiếp cận được vốn tín dụng”, Phó Thống đốc NHNN nói.
Ngoài giải pháp ngành ngân hàng, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho rằng, giải pháp tăng sức cầu của nền kinh tế rất quan trọng. Do vậy, các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ, thị trường bất động sản, qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023 diễn ra cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi thực hiện các Thông tư 02, 03, nếu thấy vấn đề phát sinh thì điều chỉnh kịp thời; tiếp tục triển khai các giải pháp giảm chi phí, lãi suất cho vay (cả vay cũ và vay mới); tăng khả năng tiếp cận vốn, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng, các lĩnh vực ưu tiên; tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, xử lý nợ xấu; thúc đẩy các gói tín dụng như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội.
 
 
Còn lại: 1000 ký tự
Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế

Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại thành phố Cần Thơ trong môi trường hội nhập quốc tế do ThS. Trần Thảo Vy (Giảng viên Khoa Nông nghiệp - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế - Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam

Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam do TS. Đặng Thị Bích Ngọc (Học viện Ngân hàng) thực hiện.

Xem chi tiết
Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập

Bài báo nghiên cứu "Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực khách sạn bền vững trong bối cảnh hội nhập" do ThS. Từ Tuấn Cường (Khoa Kinh tế - Quản trị, Trường Đại học Gia Định) thực hiện.

Xem chi tiết
Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán

Bài báo nghiên cứu "Thực trạng thị trường dịch vụ kế toán hiện nay và những nội dung kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán" do ThS. Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng) thực hiện.

Xem chi tiết
Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng

Đề tài Tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch văn hóa bền vững tại Suối Giàng do NGUYỄN TRUNG SƠN (Giám đốc Hợp tác xã Enna Glamping Suối Giàng) - TS. HOÀNG SĨ THÍNH (Khoa Du lịch và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - ThS. PHẠM XUÂN PHÚ (Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp) thực hiện.

Xem chi tiết
2
2
2
3